Chia sẻ

Chia sẻ với bạn những kinh nghiệm về quản lý phòng khám nha khoa hiệu quả nhất

Gợi Ý Cách Đặt Tên Phòng Khám Nha Khoa Hay

Đặt tên cho phòng khám nha khoa là một bước đầu tiên trong việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu nha khoa. Thế nên TDental biết đây là một trong những nỗi quan tâm lớn nhất chủ nha khoa. Bài viết muốn cung cấp đến cho bạn đọc những thông tin xoay quanh vấn đề lựa chọn cho phòng khám của mình cái tên đặc biệt nhất và gợi ý các nguyên tắc cơ bản nhất để đặt tên nha khoa hay nhất.

Nguyên tắc cơ bản đặt tên phòng khám nha khoa 

Nguyên tắc đặt tên phòng khám nha khoa

Không được giống với tên với bất kỳ thương hiệu nha khoa nào

Khi đặt tên trùng với tên những thương hiệu ngoài thị trường, đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị đánh đồng chung với các vấn đề xoay quanh thương hiệu đó. Đôi khi lại khiến khách hàng nhằm lẫn thương hiệu bạn chính là thương hiệu con hoặc thương hiệu nhái theo của phòng khám đó. Cùng với đó là khả năng cao phải đối mặt với kiện tụng vì vi phạm quyền bảo hộ thương hiệu mà phòng khám kia đã đăng ký trước đó.

Nói không với danh từ chung

Các danh từ chung ví dụ như: Sài Gòn, Hải Phòng, Hà Nội… sẽ làm giảm đi ý nghĩa thương hiệu phòng khám, vì nó không thể hiện rõ ràng các thông điệp mà bạn muốn truyền tải. Quan trọng hơn hết với những thương hiệu có danh từ chung sẽ không được đăng ký bảo hộ thương hiệu, đồng nghĩa với phòng khám của bạn không có sự sở hữu thương hiệu dành cho bất kỳ phòng khám nào, điều này làm cho phòng khám của bạn khó phát triển lớn mạnh trong tương lai

Hạn chế sử dụng từ viết tắt

Đồng ý là từ viết tắt có ý nghĩa giúp cho thương hiệu trở nên ngắn gọn và dễ hơn. Tuy nhiên chữ viết tắt vẫn trở thành một ý tưởng đặt tên tuyệt vời nếu bạn lưu ý  những từ viết tắt này không được  khiến khách hàng liên tưởng đến một ý nghĩa khác, có thể mang ý nghĩa tiêu cực nào đó, vô tình làm mất đi ý nghĩa thực sự mà phòng khám muốn truyền tải. Như vậy quả thật là một sai lầm.

Chú ý khi lựa chọn từ đồng âm khác nghĩa

Tiếng Việt của chúng ta vô cùng phong phú nếu như diễn đạt không tốt có thể hiểu sai ý ngay. Đó cũng là lý do bạn nên cẩn thận với những từ ngữ âm giống nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Như vậy có phải thông điệp của phòng khám nha khoa muốn truyền tải sẽ trở nên méo mó hay không.

Tên hay nên đi cùng slogan nha khoa độc đáo

Khi đặt tên nha khoa hãy lưu ý sự đồng bộ trong bộ nhận diện thương hiệu nha khoa của phòng khám và đặc biệt là sự liên quan trong slogan. Cho nên khi lựa chọn tên phòng khám nha khoa bạn cần phải lựa chọn ngay một Slogan nha khoa hay,sẽ giúp gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu , đồng thời cũng giúp thể hiện rõ nét những tinh thần, ý nghĩa và dịch vụ của thương hiệu.

Gợi ý cách đặt tên phòng khám

Đặt tên theo điểm mạnh dịch vụ

Phòng khám nha khoa của bạn có thể tổng hợp nhiều dịch vụ nha khoa. Tuy nhiên chủ phòng khám nên chọn ra dịch vụ chủ chốt, để cái tên thương hiệu thể hiện thế mạnh của phòng khám một cách tốt nhất thu hút khách hàng hiệu quả hơn. 

Đặt tên theo ý nghĩa tích cực

Đặt tên theo ý nghĩa tích cực

Phòng khám nha khoa đối với khách hàng, ngoài đến điều trị các vấn đề về răng miệng, cải thiện sức khỏe, còn là nơi để tìm kiếm lại sự tự tin nhất cho chính mình. Vì thế nên lúc này sự tích cực, lạc quan thể hiện niềm hy vọng sẽ luôn có lực hút mạnh mẽ với họ. Những từ ngữ liên quan đến thiên nhiên, kết hợp với màu sắc thể hiện sự tươi mới như xanh da trời, xanh ngọc, màu vàng… sẽ vô cùng hiệu quả. Ví dụ như: Smile Dental, Peace Dental, Sunny Dental... 

Đặt tên nha khoa theo tiếng anh

Các thương hiệu nổi tiếng Việt Nam cũng lựa chọn hình thức đặt tên cho thương hiệu của mình theo tiếng anh. Các phòng khám nha khoa có thể học hỏi, các thương hiệu nha khoa được đặt tên tiếng anh phù hợp với các đối tượng trẻ trung, thể hiện sự uy tín và hiện đại. Khi lựa chọn tên thương hiệu theo tiếng Anh, nên lựa chọn những từ dễ đọc, dễ nhớ để dễ dàng hơn cho khách hàng khi họ giới thiệu hiệu phòng khám cho những người khác.

Đặt tên dễ nhớ

Nguyên tắc để tên thương hiệu dễ nhớ hơn, sử dụng từ ngữ có 1-2 âm tiết hoặc gắn liền với đặc điểm nổi bật nào đó tại khu vực phòng khám, chẳng hạn như tên đường, địa chỉ… giúp khách hàng dễ dàng đọc đúng cũng như sẽ nhớ dai hơn. Ví dụ nha khoa “Minh Khai” nằm trên con đường Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 1

Đặt tên theo tên chủ nha khoa

Phong cách đặt tên nha khoa theo tên chính người chủ phòng khám mang đến sự gần gũi hơn cho khách hàng. Những phong cách đặt tên này thương dành cho những người có tầm ảnh hưởng nhất định như các vị bác sĩ nha khoa nổi tiếng y đức, hoặc nghệ sĩ nổi tiếng. Cách được xem như cách tiếp thị cho phòng khám nha khoa.

Đặt tên theo ngũ hành

Đặt tên nha khoa theo ngũ hành

Đối với chủ phòng khám nha khoa theo hướng duy tâm, có thể sử dụng cách kết hợp các yếu tố phong thủy để mang đến những điều tốt lành cho thương hiệu nha khoa của mình. Trong ngũ hành có 5 yếu tố, mỗi yếu tố gắn liền với những chữ cái, số và màu sắc. Gợi ý như sau:

- Mệnh Kim với những số 2 – 5 – 8, chữ C, Q, R, S, X, Z và với các màu như màu vàng, màu ánh kim, màu trắng

- Người mệnh Mộc hợp với 0 - 1, chữ G & K và các màu như màu xanh lục, xanh lá cây, xanh biển sẫm, đen

- Người mệnh Thủy với số 6 – 7, chữ B, F, M, H, P và các màu như xanh trời, xanh biển, xanh dương đậm, đen, trắng

- Người mệnh Hỏa chọn số 3 – 4, chữ D, J, L, N, T, V và các như đỏ, tím, xanh lá, hồng

- Người mệnh Thổ nên chọn số 9, chữ A, E, I, O, U, W, Y và các màu như nâu, vàng, cam, đỏ, hồng, tím

Đặt tên theo đối tượng khách hàng mục tiêu

Một cái tên đặt dựa trên cái đối tượng mục tiêu của phòng khám như nha khoa dành cho trẻ em, nha khoa dành cho người sẽ có những tên phù hợp, điều này góp phần tăng sự nhận biết cho chính các đối tượng khách hàng, để việc thu hút mục tiêu vô cùng hiệu quả. Đối với phòng khám cho trẻ em, có thể sử dụng tên riêng theo tiếng anh của các nhân vật hoạt hình, làm giảm bớt tâm lý lo lắng khi khám răng của các bé. Và cần kết hợp với những yếu tố khác trong thiết kế phòng khám nha khoa để thể hiện rõ hơn phong cách phòng khám nha khoa dành cho từng đối tượng khách hàng. 

Quy tắc khi đổi tên thương hiệu phòng khám

Quy tắc đổi tên thương hiệu nha khoa

Trong trường hợp, tên thương hiệu nha khoa không mang đến cho bạn những giá trị như mong đợi hoặc bạn muốn thay mới tên thương hiệu khi đã đăng độc quyền, một số những thông tin bạn cần biết như:

Phòng khám cần thực hiện việc xin cấp lại giấy phép hoạt động khi thay đổi tên phòng khám. Các thủ tục bao gồm:

BƯỚC 1: Phòng khám gửi hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động về Sở Y tế.

Hồ sơ theo yêu cầu:

- Làm đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có công chứng đối với cơ sở khám bệnh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 

- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa;

- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

- Danh mục phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất.

BƯỚC 2: Sở Y tế tiếp nhận và gửi phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị;

BƯỚC 3: Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở để cấp giấy phép hoạt động trong vòng 45 ngày

BƯỚC 4: Có kết quả về các thủ tục.

Trên đây là những quy tắc cơ bản và các cách để đặt tên phòng khám nha khoa độc đáo và ấn tượng, hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được cái tên ưng ý cho phòng khám của mình. Chúc các bạn thành công trong con đường sắp tới. Trân Trọng!

Powered by Froala Editor

Chuyên mục: Chia sẻ

Đánh giá bài viết:

Bài viết liên quan