Chia sẻ

Chia sẻ với bạn những kinh nghiệm về quản lý phòng khám nha khoa hiệu quả nhất

Kiểm soát nhiễm khuẩn trong phòng khám nha khoa

Để hạn chế về lây lan mầm bệnh trong quá trình thăm khám điều trị giữa các bác sĩ với bệnh nhân, Bộ Y Tế đã ban hành các quy định khắt khe về việc kiểm soát nhiễm khuẩn trong phòng khám và mỗi phòng khám đều cần thiết lập quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn đúng theo quy định. Đi vào chi tiết bài viết để hiểu rõ hơn về khái niệm kiểm soát nhiễm khuẩn là gì? Và biện pháp thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn như thế nào?

Kiểm soát nhiễm khuẩn là gì? Vì sao cần kiểm soát nhiễm khuẩn

Kiểm soát nhiễm khuẩn là gì

a). Kiểm soát nhiễm khuẩn là gì?

Kiểm soát nhiễm khuẩn là việc xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện các quy định, hướng dẫn, quy trình chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng trong quá trình cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

b). Vì sao cần kiểm soát nhiễm khuẩn

Các cơ sở khám và chữa bệnh về răng miệng thực hiện việc kiểm soát nhiễm khuẩn với mục đích bảo vệ sức khỏe cho các nhân viên phòng khám nha khoa và cho các bệnh nhân của phòng khám, hạn chế khả năng phơi nhiễm Cytomegalovirus, vi rút viêm gan B, C, Herpes simplex, HIV, Mycobacterium tuberculosis, Staphylococci, Streptococci và một số vi sinh vật gây bệnh khác đang chiếm cư hoặc gây nhiễm khuẩn khoang miệng và đường hô hấp. Đặc biệt các nhân viên phòng khám làm việc trong môi trường khép kín, không gian hẹp, làm việc tập trung với nhau ở cự ly gần, đồng thời tỷ lệ tiếp xúc với các nguồn lây như máu, nước bọt, giọt bắn, khí dung từ miệng người bệnh – khoảng cách dưới 0,5 mét cực kỳ cao.

Biện pháp thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cho phòng khám răng hàm mặt

1. Phòng ngừa chuẩn

Kiểm soát nhiễm khuẩn - Phòng ngừa chuẩn

Phòng ngừa chuẩn là tập hợp các biện pháp phòng ngừa cơ bản áp dụng cho tất cả người bệnh trong các cơ sở khám bệnh chữa bệnh không phụ thuộc vào chẩn đoán, tình trạng nhiễm trùng và thời điểm chăm sóc của người bệnh, dựa trên nguyên tắc coi tất cả máu, chất tiết, chất bài tiết (trừ mồ hôi) đều có nguy cơ lây truyền bệnh. 

Các biện pháp bao gồm: 

1) Vệ sinh tay; 

2) Sử dụng phương tiêṇ PHCN; 

3) Vệ sinh hô hấp, vệ sinh khi ho; 

4) Sắp xếp người bệnh; 

5) Tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn; 

6) Vệ sinh môi trường; 

7) Xử lý dụng cụ; 

8) Xử lý đồ vải; và 

9) Xử lý chất thải. 

2. Vệ sinh tay

Vệ sinh tay là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, đồng thời cũng là biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân viên khám bệnh chữa bệnh răng miệng.

Các quy định chính về vệ sinh tay trong khám bệnh chữa bệnh răng miệng: 

1) Thực hiện vệ sinh tay bằng nước và xà phòng thường hoặc chà tay bằng dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn: 

a. Sau khi tay tiếp xúc đụng chạm với thiết bị, dụng cụ, vật liệu, và các vật dụng khác trong buồng khám bệnh chữa bệnh răng miệng. 

b. Trước và sau khi khám bệnh chữa bệnh cho mỗi người bệnh. 

c. Trước khi mang găng và ngay sau khi tháo bỏ găng. 

2) Rửa tay bằng nước và xà phòng thường khi tay bẩn nhìn thấy được (ví dụ: máu, dịch cơ thể). 

3) Không sử dụng găng thay cho vệ sinh tay. 

3. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân 

Phương tiêṇ phòng hộ cá nhân là các loại phương tiện được thiết kế với mục đích bảo vệ nhân viên khám bệnh chữa bệnh răng miệng tránh phơi nhiễm hoặc tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, bao gồm: găng tay, khẩu trang, kính mắt, mạng che mặt và quần áo bảo hộ…Và tuân thủ theo quy định chính về phương tiện phòng hộ cá nhân như: 

- Cung cấp đầy đủ các loại phương tiêṇ phù hợp và bảo đảm nhân viên sử dụng đúng chỉ định, đào tạo cho nhân viên về cách lựa chọn và sử dụng phương tiêṇ phù hợp. 

- Mang găng tay trong bất kỳ tình huống nào dự kiến tiếp xúc với máu, dịch cơ thể, niêm mạc, da bị tổn thương, hoặc dụng cụ nhiễm bẩn. Dùng một đôi găng cho một người bệnh. Không dùng găng thay cho vệ sinh tay. Không tái sử dụng găng. vệ sinh tay ngay sau khi tháo bỏ găng. 

- Mặc áo choàng che phủ da và áo quần cá nhân trong các thao tác dự kiến tiếp xúc với máu, chất tiết hoặc vật có khả năng lây nhiễm. 

- Mang khẩu trang che mũi, miệng và kính bảo vệ mắt khi thực hiện các thao tác có khả năng gây văng, bắn máu hoặc dịch cơ thể.

- Tháo bỏ phương tiêṇ PHCN và vệ sinh tay trước khi rời khỏi khu vực làm việc. 

4. Vệ sinh hô hấp, vệ sinh khi ho

Vệ sinh hô hấp khi ho

 Vệ sinh hô hấp, vệ sinh khi ho giúp hạn chế lây truyền các tác nhân gây bệnh qua đường giọt bắn và không khí. Các biện pháp này cần phải được áp dụng trước tiên với người bệnh và người trực tiếp chăm sóc hoặc đưa người bệnh vào cơ sở khám bệnh chữa bệnh răng miệng. Các quy định chính về vệ sinh hô hấp, vệ sinh khi ho trong khám bệnh chữa bệnh răng miệng: 

1) Triển khai các biện pháp (và phương tiện) thu thập, chứa đựng chất tiết đường hô hấp từ người bệnh, người nhà người bệnh đi kèm khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp tại khu vực đón tiếp người bệnh và dọc theo toàn bộ đường đi của người bệnh trong suốt quá trình khám bệnh chữa bệnh. 

2) Có bảng hướng dẫn tại cổng vào và lối đi, với các nội dung: 

- Che miệng/mũi khi ho hoặc hắt hơi. 

- Sử dụng khăn giấy một lần hoặc khăn sạch. 

- vệ sinh tay sau khi tay tiếp xúc với chất tiết đường hô hấp. 

3) Cung cấp khăn giấy hoặc khăn sạch và thùng (mở bằng đạp chân) đựng khăn đã sử dụng. 

4) Cung cấp hóa chất, phương tiện để thực hiện vệ sinh tay. 

5) Cung cấp khẩu trang cho người bệnh có triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp khi họ đến khám bệnh chữa bệnh răng miệng. 

6) Bố trí khu vực riêng và khuyến khích người bệnh có triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp đến đó (trong lúc chờ khám, xét nghiệm hoặc điều trị) để cách ly với những người bệnh khác. 

5. Tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn 

An toàn nhằm phòng ngừa lây nhiễm chéo cho người bệnh và nhân viên khám bệnh chữa bệnh răng miệng trong quá trình chuẩn bị và tiêm thuốc. Trong khám bệnh chữa bệnh răng miệng, thuốc tiêm thường được sử dụng gây tê tại chỗ. Sử dụng ống thuốc tê nha khoa và bơm, kim tiêm nha khoa dùng một lần.

Phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn: Các vật dụng, dụng cụ sắt nhọ trong phòng khám bao gồm: trâm gai, trâm nạo, trâm dũa, đầu lấy cao siêu âm, dây kim loại, kim tiêm, hoặc các vật sắc nhọn khác có thể gây tổn thương xuyên da (đâm, cắt) cho nhân viên có nguy cơ dẫn đến phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh lây truyền theo đường máu (HBV, HCV, HIV…). 

Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm hoặc tai nạn nghề nghiệp do vật sắc nhọn trong khám bệnh chữa bệnh răng miệng đều có thể phòng tránh được. Do vậy, mỗi cơ sở khám bệnh chữa bệnh răng miệng phải có các quy định, quy trình về an toàn vật sắc nhọn và sẵn sàng phương tiện xử trí ban đầu tai nạn nghề nghiệp do vật sắc nhọn.

6. Vệ sinh môi trường bề mặt

Làm sạch có tác dụng loại bỏ phần lớn các ô nhiễm hữu cơ và vô cơ trên bề mặt và phải luôn được thực hiện trước khi khử khuẩn. Khử khuẩn có tác dụng tiêu diệt hoặc loại bỏ hầu hết các vi sinh vật gây bệnh nhưng không có tác dụng đối với bào tử của vi khuẩn. Cần thực hiện làm sạch và khử khuẩn nghiêm ngặt trên các bề mặt có khả năng lây nhiễm cao, bao gồm các “bề mặt tiếp xúc lâm sàng” (các vị trí thường 12 xuyên tiếp xúc như cần điều chỉnh đèn, khay, nút điều khiển ghế nha khoa, nút bấm máy lấy cao răng siêu âm, nút bấm đèn chiếu, bề mặt đổ mẫu thạch cao, thiết bị vi tính…) trong khu vực khám bệnh chữa bệnh. 

7. Xử lý dụng cụ 

 Xử lý dụng cụ

Trong thực tế lâm sàng có rất nhiều dụng cụ cần xử lý để sử dụng lại. Để xử lý dụng cụ để sử dụng lại là một quá trình gồm nhiều bước và đòi hỏi nhiều thiết bị chuyên dụng, quy trình xử lý cho từng loại dụng cụ bảo đảm chất lượng khử khuẩn tiệt khuẩn và tính năng sử dụng của dụng cụ. Việc làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn dụng cụ sử dụng lại phải được thực hiện bởi nhân viên đã được đào tạo. Đối với dụng cụ Bộ Y tế quy định chỉ sử dụng một lần thì phải được thải bỏ ngay sau khi sử dụng. 

8. Xử lý đồ vải

Theo hướng dẫn phòng ngừa chuẩn trong cơ sở khám bệnh , chữa bêṇh ban hành theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 

9. Xử lý chất thải 

Tham khảo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế. 

10. Quản lý chất lượng nước

Nước và hệ thống dẫn nước sử dụng trong khám bệnh chữa bệnh răng miệng (ví dụ: nước và các đường ống dẫn nước đến các dụng cụ như tay khoan tốc độ cao, tay khoan phẫu thuật, đầu lấy cao siêu âm…) là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tạo màng sinh học (Biofilm) do nhiều nguyên nhân như cấu tạo lòng ống dài, hẹp, áp lực nước không liên tục và hiện tượng trào ngược. Nếu không được xử lý, nước và hệ thống dẫn nước dùng trong khám bệnh chữa bệnh răng miệng có thể gây lây nhiễm bệnh cho người bệnh và nhân

Các quy định chính về quản lý chất lượng nước sử dụng trong khám bệnh chữa bệnh răng miệng: 

1) Sử dụng nước đạt tiêu chuẩn nước uống (tổng số vi khuẩn dị dưỡng trong nước ≤500 CFU/mL) trong khám bệnh chữa bệnh răng miệng thường quy. 

2) Tham khảo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất các thiết bị, dụng cụ khám bệnh chữa bệnh răng miệng để lựa chọn phương pháp, thiết bị xử lý và duy trì chất lượng nước phù hợp. 

3) Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất về giám sát chất lượng nước và xử lý đường ống dẫn nước. 

4) Thực hiện giám sát vi sinh chất lượng nước định kỳ mỗi ba tháng. 

5) Cơ sở khám bệnh chữa bệnh răng miệng cần có quy định xử lý và giám sát chất lượng nước sử dụng trong khám bệnh chữa bệnh răng miệng. Các kết quả giám sát cần được lưu giữ có hệ thống tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh. 

>>> Xem thêm: Quy trình xử lý nước thải y tế nha khoa

11. An toàn cho nhân viên y tế

An toàn cho nhân viên y tế

 Các quy định chính về an toàn nhân viên trong khám bệnh chữa bệnh răng miệng: 

1) Ban hành quy định về tiêm chủng cho nhân viên khám bệnh chữa bệnh răng miệng, bao gồm danh sách các bệnh bắt buộc và khuyến khích tiêm chủng (viêm gan virus B, sởi, thủy đậu, quai bị, cúm). 

2) Nhân viên khám bệnh chữa bệnh răng miệng được xét nghiệm tầm soát lao, viêm gan virus B, C và HIV trước khi bắt đầu làm việc tại cơ sở và định kỳ. Nếu nhân viên có kết quả tầm soát dương tính thì được khuyến khích làm các công việc không liên quan trực tiếp đến khám bệnh chữa bệnh răng miệng. 

3) Bảo đảm chuẩn bị đầy đủ con người, phương tiện, kỹ thuật để triển khai kịp thời và hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, quản lý, xử lý, theo dõi các trường hợp bệnh nghề nghiệp và phơi nhiễm, tai nạn nghề nghiệp. 

4) Ban hành quy định, hướng dẫn cụ thể khi tiếp xúc với người bệnh đối với nhân viên mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm. 

12. Đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn

Các quy định chính về đào tạo Kiểm soát nhiễm khuẩn trong khám bệnh chữa bệnh răng miệng: 

1) Các cơ sở khám bệnh chữa bệnh răng miệng thực hiện đào tạo thường xuyên, liên tục về Kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp theo vị trí việc làm cho tất cả nhân viên. 

2) Nội dung đào tạo bao gồm các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn quy định tại Hướng dẫn này và các văn bản liên quan, bảo đảm nhân viên khám bệnh chữa bệnh răng miệng có kiến thức, kỹ năng và thái độ tuân thủ các chính sách, quy định, quy trình Kiểm soát nhiễm khuẩn trong quá trình hành nghề.

3) Thực hiện đào tạo Kiểm soát nhiễm khuẩn đối với nhân viên mới, khi có nhiệm vụ mới hoặc quy trình mới, thực hiện đào tạo liên tục tối thiểu hằng năm về Kiểm soát nhiễm khuẩn. 

4) Lưu hồ sơ đào tạo Kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định 16 

Mỗi biện pháp sẽ có quy trình riêng và các nhân viên phòng khám cần thực hiện đúng tất cả các bước cần thiết.Kết luận:

Bài viết trên đã giải thích rõ về định nghĩa kiểm soát nhiễm khuẩn là gì? Và các biện pháp thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cho phòng khám răng mà các chủ phòng khám nên lưu ý. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin hữu ích.

>>> Tải mẫu: Kiểm soát nhiễm khuẩn của Bộ Y Tế


Chuyên mục: Chia sẻ

Đánh giá bài viết:

Bài viết liên quan