Nội dung:
Một trong những điều kiện để hoạt động kinh doanh phòng khám nha khoa được cấp phép của Bộ Y Tế là việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải phòng khám nha khoa đạt chuẩn đảm bảo an toàn cho môi trường và cộng đồng. Đi vào chi tiết bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc xử lý rác thải y tế cho phòng khám nha khoa đồng thời những công nghệ hiện đại trong xử lý rác thải mà các chủ phòng nha có thể tham khảo và vận dụng.
Nước thải nha khoa là gì?
Nước thải nha khoa đến từ các dịch vụ thăm khám và điều trị mà phòng khám nha khoa cung cấp cho bệnh nhân như: nhổ răng, trám trắng, chỉnh nha, chụp X Quang…Bao gồm những dụng cụ đã qua sử dụng, dung dịch tẩy rửa, các hóa chất hữu cơ, bông gòn, máu của bệnh nhân… Đây đều là những yếu tố có nguy cơ lây nhiễm chéo các loại vi khuẩn, mầm bệnh giữa các bệnh nhân với nhau nên cần xử lý gọn gàng và đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, các loại nước thải cần xử lý như sinh hoạt thông thường của bệnh nhân, bác sĩ như vệ sinh cá nhân, nấu nướng, thức ăn thừa...
Nước thải y tế chứa lượng lớn các hợp chất hóa học nguy hiểm, mầm bệnh và vi rút đó là lý do vì sao Bộ Y Tế đưa ra những quy tắc bắt buộc thực hiện để đảm bảo rác thải được xử lý một cách tốt nhất và an toàn nhất, nếu không chúng sẽ gây ra những tác động vô cùng xấu đến môi trường, cụ thể:
Hậu quả của rác thải y tế nha khoa đối với môi trường
Các chất tẩy rửa, hóa chất hữu cơ được sử dụng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân rất thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển vì vậy nếu nước thải từ các phòng khám y tế là điều kiện lý tưởng để các loại vi khuẩn, mầm bệnh lây lan và phát triển, cùng với đó máu và chất thải đến từ các bệnh nhân, họ có thể là những người đang mắc các bệnh truyền nhiễm nào đó hoặc như tình hình dịch bệnh covid vô cùng nguy hiểm hiện nay có thể lan qua môi trường nước, thêm nữa trong nước thải có nhiều hóa chất hữu cơ rất thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi. Vì vậy nếu nước thải từ các phòng khám y tế, nha khoa là điều kiện lý tưởng để các loại vi khuẩn, mầm bệnh lây lan và phát triển.
Nếu nước thải chưa xử lý bị thải ra ngoài môi trường thì môi trường nước bị ảnh hưởng đầu tiên, kế đến môi trường đất cũng phải chịu ảnh hưởng không nhỏ vì nước thải sẽ ngấm vào đất đai, đồng thời sinh ra mùi hôi, thối khó chịu ảnh hưởng luôn cả không khí xung quanh khu vực xả nước thải. Cây trồng, những sinh vật thủy sinh, tôm cá bị kém phát triển, có khả năng bị chết, ngay cả những những sinh vật phù du trong nước cũng không thoát được do nước thải này là điều kiện lý tưởng để tảo và các vi sinh vật có hại phát triển, giành lấy không gian sống cũng như dưỡng khí của các loại vi sinh vật có ích.
Hiện nay, có nhiều quy trình xử lý nước thải cho các phòng khám khác nhau như lọc than hoạt tính, sử dụng màng lọc, xử lý vi sinh… Với những ưu điểm khác nhau được các phòng khám lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu của mình nhất, dưới đây ví dụ cụ thể về quy trình xử lý nước thải y tế bằng các công nghệ được vận dụng phổ biến nhất hiện nay:
Top công nghệ xử lý nước thải nha khoa phổ biến nhất hiện nay
Công nghệ MBR xử lý nước thải nha khoa
Công nghệ MBR (Membrance Bio Reator: Bể lọc sinh học bằng màng) là công nghệ xử lý vi sinh nước thải bằng phương pháp lọc màng. Công nghệ trên sử dụng 1 màng lọc có kích thước lỗ màng <0.2 µm đặt trong một bể sinh học hiếu khí. Quá trình xử lý nước thải diễn ra trong bể lọc màng sinh học diễn ra tương tự như trong bể sinh học hiếu khí bình thường nhưng bể lọc màng MBR không cần bể lắng sinh học và bể khử trùng. Quá trình loại bỏ bùn vi sinh khỏi nước được thực hiện bằng màng lọc. Màng lọc với kích thước rất nhỏ sẽ giữ lại các phân tử bùn vi sinh, cặn lơ lửng và các vi sinh vật gây bệnh ra khỏi dòng nước thải.
Quy trình xử lý nước thải y tế bằng màng lọc:
Song chắn rác: có tác dụng giữ lại các loại rác có kích thước lớn để chúng không gây tắc nghẽn thiết bị và giảm dòng chảy của nước.
Hố gom: Nước thải sau khi đã loại bỏ được các cặn rác sẽ chảy vào hố gom, sau đó tiếp tục chảy đến bể điều hòa
Bể điều hòa: Bể điều hòa có tác dụng trung hòa pH và pha loãng các thành phần ô nhiễm trong nước thải, đồng thời có tác dụng điều hòa lưu lượng của dòng chảy giảm tải trọng.
Bể Anoxic: hay còn gọi là bể thiếu khí, tại đây nước thải sẽ được khử nitrat và phosphat. Sau đó, sẽ chảy đến bể Aerotank.
Bể Aerotank: xử lý các chất hữu cơ, giảm mùi hôi và chất rắn lơ lửng. Bể aerotank có hiệu suất xử lý BOD5 lên đến 90%
Màng MBR: có tác dụng xử lý các loại vi sinh vật trong nước thải. Màng MBR có kích thước các lỗ rỗng siêu nhỏ giúp loại bỏ các vi sinh vật, vi khuẩn.
Bể khử trùng: Nước thải sau quá trình xử lý sẽ được hóa chất Clo để khử trùng các vi khuẩn còn sót lại. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTMNT.
Ngoài ra, còn có một số công nghệ xử lý nước thải được ứng dụng khá rộng rãi và phổ biến tại các phòng khám nha khoa mà bạn có thể tham khảo.
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải y tế phòng khám nha khoa bằng màng MBR
Thời gian lưu bùn ngắn, thời gian lưu nước dài
So với công nghệ xử lý truyền thống thì MBR tiết kiệm diện tích, không cần bể lắng
Thích hợp với những hệ thống xử lý công suất thấp
Có thể xử hoàn toàn để các chất lơ lửng, vi sinh vật, vi khuẩn, mầm bệnh có kích thước cực nhỏ
Dễ dàng trong kiểm soát và bảo trì bằng hệ thống tự động.
Không tốn chi phí sử dụng hóa chất.
Công nghệ xử lý AAO - xử lý nước thải nha khoa
Công nghệ xử lý AAO là viết tắt của các cụm từ Anaerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu khí) – Oxic (hiếu khí). Công nghệ AAO là quy trình xử lý sinh học liên tục ứng dụng nhiều hệ vi sinh vật khác nhau: hệ vi sinh vật kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí để xử lý nước thải. Dưới tác dụng phân hủy chất ô nhiễm của hệ vi sinh vật mà nước thải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường.
Quá trình xử lý nước thải bằng công nghệ AAO
Quá trình phân hủy yếm khí được chia thành 3 giai đoạn chính như sau:
a). Quá trình xử lý sinh học kỵ khí Anaerobic:
Trong bể sinh học yếm khí, các sinh vật yếm khí sẽ tham gia phân huỷ các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải và hấp thụ các chất hữu cơ hoà tan có trong nước thải, phân hủy và chuyển hoá chung thành khí (khoảng 70 – 80% là metan, 20 – 30% là cacbonic). Bọt khí sinh ra bám vào hạt bùn cặn, nổi lên trên làm xáo trộn và gây ra dòng tuần hoàn cục bộ trong lớp cặn lơ lửng. Hiệu quả khử BOD và COD có thể đạt 70 – 90%. Các hệ thống yếm khí ứng dụng khả năng phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật trong điều kiện không có oxy. .
b). Anoxic: xử lý sinh học thiếu khí
Nước thải được trộn đều bằng máy khuấy trộn chìm tạo dòng trong môi trường thiếu khí để nitrate hóa, khử nitrate và khử phospho.
c). Oxic: Hiếu khí
Sử dụng vi sinh vật để khử nitrate thành nito phân tử, đồng thời vi sinh vật trong bùn hoạt tính được đưa vào bể hấp thụ các chất gây ô nhiễm trong bể. Chúng sử dụng N và P làm chất dinh dưỡng để giải phóng năng lượng
Ưu điểm
Chi phí thấp, hiệu quả cao
Dễ vận hành
Thiết bị bền, ít hư hỏng
Không cần bể lắng và giảm kích thước bể nén bùn
Không cần tiệt trùng nhờ đã khử triệt để coliform
Công trình được tinh giản nhờ sử dụng chỉ một bể phản ứng để khử N & P mà không cần bể lắng, bể lọc và tiệt trùng.
Trong điều kiện thay đổi đột ngột, hệ thống được điều chỉnh cho ổn định bằng kỹ thuật không sục khí – sục khí – không sục khí.
Dễ kiểm soát và bảo trì bằng hệ thống tự động.
Công nghệ MBBR
Công nghệ MBBR (viết tắt của cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor) được hiểu là giá thể dính bám lơ lửng. Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh hiếu khí kết hợp với các giá thể đặt chìm trong bể sinh học hiếu khí. Trên bề mặt các giá thể các vi sinh vật bám vào và tạo thành lớp bùn vi sinh trên bề mặt giá thể. Tại lớp trong cùng của bể mặt giá thể chủng vi sinh vật kỵ khí phát triển mạnh mẽ xử lý các hợp chất hữu cơ cao phân tử. Tại lớp gần ngoài cùng thì chủng vi sinh thiếu khí phát triển mạnh sẽ khử Nitrat thành N2 thoát ra khỏi môi trường nước thải.
Lớp bùn ngoài cùng là chủng vi sinh vật hiếu khí làm tăng hiệu quả xử lý chất hữu cơ, amoni trong nước thải. Khi sử dụng công nghệ xử lý MBBR sẽ làm tăng hiệu quả xử lý BOD, COD gấp 1.5 – 2 lần sao với bể sinh học hiếu khí bình thường. Đặc biệt là khả năng xử lý Nito cao – điều mà các bể sinh học hiếu khí thông thường không có được.
Quy trình xử lý nước thải y tế của công nghệ MBBR
Bể MBBR sẽ sử dụng nhựa (giá thể vi sinh di động mbbr) trong bể sục khí để tăng lượng vi sinh vật có sẵn để xử lý nước thải và chúng sẽ phân hủy hết các chất hữu cơ có trong nước thải. Tiếp đó, hệ thống thổi khí sẽ giúp khuấy trộn các giá thể trong bể nhằm đảm bảo các giá thể vi sinh được xáo trộn liên tục trong quá trình xử lý nước thải.
Vi sinh vật phát triển sẽ bám vào bề mặt giá thể nhằm hỗ trợ quá trình phân giải các chất hữu cơ trong nước thải và giúp nước thải đạt chuẩn (QCVN). Những vi sinh vật bám trên giá thể có thể là các loại vi sinh: Vi sinh hiếu khí nằm trên bề mặt giá thể, vi sinh hiếu khí, vi sinh yếm khí.
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải MBBR
- Hệ vi sinh bền: các giá thể vi sinh tạo cho màng sinh học một môi trường bảo vệ, do đó, hệ vi sinh xử lý dễ phục hồi.
- Mật độ vi sinh cao: so với bể thổi khí thông thường, mật độ vi sinh xử lý trong mỗi đơn vị thể tích cao hơn, do đó thể tích bể xử lý nhỏ hơn và hiệu quả xử lý chất hữu cơ cao hơn.
- Hiệu quả xử lý Nitơ cao
- Tiết kiệm năng lượng.
- Kích thước nhỏ, dễ vận hành, dễ dàng nâng cấp.
- Tải trọng cao, biến động ô nhiễm lớn.
- Dễ kiểm soát hệ thống
- Tiết kiệm diện tích
>>> Đừng bỏ lỡ: Top trang thiết bị phòng khám nha khoa hiện đại mà các chủ nha khoa nên đầu tư
Tóm lại,
Đó là thông tin liên quan đến quy trình xử lý rác thải y tế cho phòng khám nha khoa, và các công nghệ mà các phòng khám có thể vận dụng cho hệ thống xử lý rác thải cho phòng khám đảm bảo tiêu chí theo quy định của bộ y tế và sức khỏe cho toàn cộng đồng, TDental vẫn còn nhiều thông tin hữu ích cho quá trình kinh doanh và vận hành phòng khám một cách tốt nhất, theo dõi chúng tôi nhé!