Chia sẻ

Chia sẻ với bạn những kinh nghiệm về quản lý phòng khám nha khoa hiệu quả nhất

Niềng Răng Ở Độ Tuổi Nào Tốt Nhất ? Hướng Dẫn Vệ Sinh Khi Mang Mắc Cài

Sở hữu một hàm răng chắc khỏe và một nụ cười tỏa nắng để có thêm tự tin trong mọi cuộc giao tiếp là điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn, thế nên việc can thiệp đến các phương pháp nha khoa thẩm mỹ ngày càng được ưa chuộng. Bài viết này cho những ai đang có ý định niềng răng một vài lưu ý như niềng răng ở độ tuổi nào tốt nhất và cách để chăm sóc răng miệng sạch sẽ khi đang mang mắc cài niềng răng. Tham khảo bài viết để có thêm những kinh nghiệm bổ ích.

>>> Xem thêm dấu hiệu nhận biết các các bệnh về răng miệng và cách chữa trị hợp lý <<<

Trường hợp nào cần phải niềng răng?

Niềng riêng là phương pháp hiệu quả để thay đổi gương mặt trong trường hợp bạn ngại phải can thiệp đến dao kéo, ngoài ra niềng răng còn là để cải thiện sức khỏe và phòng ngừa các biến chứng bất thường do răng xô lệch gây ra. Nếu bạn thuộc các trường hợp dưới đây có thể suy nghĩ đến việc niềng răng để trở nên xinh đẹp và sở hữu hàm răng chắc khỏe hơn nhé!

Răng khấp khểnh

Răng khấp khểnh

Là những chiếc răng khấp khểnh chìa ra, thụt vào hoặc mọc chồng lên nhau gây mất thẩm mỹ vô cùng, lại xuất hiện nhiều khe hở trên răng dễ khiến thức ăn bị giắt vào, dẫn đến tình trạng sâu răng, hôi miệng,...

Răng thưa, hở kẽ

Xuất hiện khe hở giữa các răng cửa dễ làm cho răng yếu lung lay, thức ăn giắt kẽ, giảm tự tin khi cười. Ngoài ra, các lỗ hổng ở giữa các răng cũng gây bất tiện cho việc phát âm đặc biệt là ngoại ngữ.

Trường hợp này nếu thực hiện niềng răng sẽ đơn giản và ít tốn chi phí hơn, không cần phải nhổ răng khi niềng và có thể khỏi hoàn toàn chỉ trong vòng 6-12 tháng

Răng cắn hở, hai hàm không chạm nhau

Trường hợp răng ở hai hàm không cắn được vào nhau gây ảnh hưởng để việc nhai thức ăn, phát âm kém, hôi miệng và nhiều hậu quả tiêu cực khác nữa. Nguyên nhân là do các thói quen xấu từ nhỏ như mút ngón tay, đẩy lưỡi, thở miệng và việc chữa trị này cần tốn nhiều công sức

Răng hô vẩu, mái hiên

Răng hô vẩu, mái hiên

Dễ thấy rằng hàm trên chìa ra ngoài còn hàm dưới lại thụt vào trong gây ra cảm giác mũi gãy, trán lệch, mất thẩm mỹ. Nhiều trường hợp hô nặng thậm chí răng chìa ra khỏi môi.  Răng hô thực chất là một bệnh lý về khớp cắn, các răng không nằm đúng vị trí chịu lực tốt nhất nên mỗi khi ăn nhai răng bị hao mòn nhiều hơn hẳn so với răng khớp cắn chuẩn. Hơn nữa theo thời gian răng hô sẽ càng nặng, gây mất thẩm mỹ nhiều hơn.

Răng móm, khớp cắn ngược

Răng móm là hàm trên thụt vào, hàm dưới thì đưa ra gây tình trạng mặt lưỡi cày rất kém duyên. Gây ra việc ăn nhai khó khăn, nói ngọng, phát âm kém. Răng móm cũng là một bệnh lý khớp cắn gây giảm tuổi thọ răng (đặc biệt là nhóm răng cửa hàm trên). Các bệnh nhân bị móm mà không được chữa trị bằng niềng răng sẽ có nguy cơ bị hỏng, rụng nhóm răng cửa hàm trên rất sớm.

Khớp cắn sâu, cằm ngắn

Khi cắn hàm trên che phủ hàm dưới khiến cằm bạn ngắn đi đáng kể, gương mặt thiếu cân đối, hài hoà. Khi cử động hàm thiếu nhịp nhàng do tiếp xúc mặt nhai không chuẩn. Khớp nhai, khớp thái dương hàm có thể bị ảnh hưởng, nhức mỏi nhiều.

Trong đa số trường hợp, khắc phục khớp cắn sâu sẽ cho bạn gương mặt trái xoan và chiếc cằm V-line mơ ước mà không cần phải phẫu thuật thẩm mỹ.

Các tình trạng răng miệng trên là thuộc các trường hợp bạn nên niềng răng để có hàm răng chắc khỏe và nụ cười tự tin hơn. Ngoài những tình trạng do bẩm sinh mà có ra thì vẫn có nhiều trường hợp do các thói quen không lành mạnh gây nên. Vậy nên các bậc phụ huynh nên tập các thói quen tốt về răng miệng cho con ngay từ sớm để phòng ngừa các bệnh về răng miệng. Thực chất việc niềng răng càng sớm sẽ càng tốt, cùng đọc tiếp bài viết để hiểu hơn về độ tuổi tốt nhất cho việc niềng răng.

Tuổi niềng răng tốt nhất?

Độ tuổi niềng răng tốt nhất

Độ tuổi niềng răng tốt nhất từ 12-16 tuổi

Niềng răng ở độ tuổi từ 12 - 16 tuổi là đẹp nhất bởi vì đây là lứa tuổi cơ thể còn đang phát triển, xương hàm còn chưa cố định. Trong giai đoạn này việc điều chỉnh răng móm, vẩu, răng mọc lệch đểu rất dễ dàng mà không phải nhổ răng. Khi được chỉnh nha vào đúng độ tuổi, trẻ sẽ dễ dàng giữ được kết quả chỉnh nha, mà không cần phải đeo hàm duy trì kết quả chỉnh nha khi trưởng thành. Để theo dõi và chắc chắn kiểm soát toàn bộ sự phát triển về răng và hàm của trẻ thì phải gắn khí cụ trong suốt thời gian dậy thì, nghĩa là khoảng 2-4 năm.

Trường hợp 40 - 50 tuổi có nên niềng răng không?

Câu trả lời là có thể, nhưng với điều kiện cấu trúc nâng đỡ răng còn tốt, tức là xương hàm và lợi đủ điều kiện chắc khỏe để răng dịch chuyển theo kế hoạch của bác sĩ.

Ngoài ra, ở độ tuổi từ 40 đến 50, răng đã trải quá thời gian dài “hoạt động” nên khó tránh khỏi được các vấn đề như: mòn men răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy,...Vì vậy nếu muốn niềng răng có hiệu quả, bạn cần phải thực hiện các điều trị tiền chỉnh nha một cách triệt để. Trước là bảo vệ sức khỏe răng miệng, sau là đảm bảo an toàn trong suốt thời gian niềng, tránh bị các bệnh lý này ảnh hưởng kết quả niềng răng. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, khi đi niềng răng, bạn nên tiến hành chụp X-quang răng để khảo sát và đánh giá tổng thể về xương răng. Thông qua ảnh chụp, bác sĩ phát hiện sớm tình trạng răng mọc ngầm, răng mọc lệch, tiêu xương răng mà mắt thường không thể thấy được. Từ đó, bác sĩ dự đoán được hướng và mức độ dịch chuyển của răng, lên kế hoạch điều trị chi tiết.

Độ tuổi nào là không nên niềng răng ?

Về mặt y khoa thì không có sự giới hạn nào về độ tuổi không được phép niềng răng, chỉ cần xương tốt, đủ điều kiện sức khỏe thì vẫn có thể thực hiện được. Nhưng lời khuyên cho bạn rằng, việc niềng răng càng sớm càng tốt vì cấu trúc xương hàm của người trưởng thành đã hoàn thiện sẽ khó dịch chuyển và tốn nhiều thời gian hơn rất nhiều.

Các giai đoạn niềng răng

Quá trình niềng răng được chia các giai đoạn như sau:

Thăm khám và lên kế hoạch điều trị

Các bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát, chụp phim, đánh giá trình trạng răng cũng như xương hàm để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất, đồng thời tư vấn lựa chọn mắc cài phù hợp nhất với bệnh nhân.

Giai đoạn 3 tháng

Trong giai đoạn này bác sĩ có thể tiến hành nhổ răng hoặc cắt kẽ theo tính toán. Nếu trường hợp bệnh nhân có răng khấp khểnh, thì sự thay đổi của răng sẽ nhận thấy rất rõ rệt ngay trong 3 tháng đầu. 

Giai đoạn 6 tháng

Hàm răng vẫn tiếp tục có sự thay đổi, nhưng tốc độ thay đổi sẽ chậm hơn so với 3 tháng đầu. Ngoài ra, thường xảy ra tình trạng phần răng cửa có xu hướng bị chìa ra ngoài. Do đó, 6 tháng lúc này là thời điểm bác sĩ sẽ phải kiểm soát rất kỹ để kịp thời điều chỉnh. Người chỉnh nha lúc này cũng không nên quá hoang mang cho rằng niềng răng bị sai lệch.

Giai đoạn sau 9 tháng

Giai đoạn này bạn sẽ nhận thấy hàm răng đã được định hình, thể hiện ở việc mở rộng của cung xương hàm và khớp cắn tương đối hài hòa, đúng vị trí trên và dưới.

Giai đoạn sau 15 tháng

Hàm răng được định hình tiếp tục có những bước dịch chuyển cuối cùng, chỉnh trang lại những sai lệch nhỏ còn chưa đạt được độ thẩm mỹ cao nhất. Giai đoạn cuối cùng là đánh giá mức độ hoàn thiện của hàm răng để chỉ định tháo mắc cài hoặc khí cụ định hình của bệnh nhân

Tùy vào tình trạng hàm của mỗi cá nhân mà các giai đoạn niềng răng trên có thể kéo dài hoặc rút ngắn đi, nhưng dù sao cũng đừng lo lắng mà hãy kiên trì để có một hàm răng khỏe đẹp. Để quá trình niềng răng hiệu quả hơn bạn nên thường xuyên vệ sinh răng miệng để có một hơi thở thơm tho nhé.

Quy trình niềng răng

Bước 1: Khám, tư vấn và chụp X quang răng

Bước đầu tiên của quy trình niềng răng là các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra răng cho bệnh nhân, cụ thể xem chụp X quang để xác định tình trạng thực tế và đưa ra tư vấn về phương pháp niềng răng, mắc cài phù hợp nhất. Sau khi phân tích cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra mức giá chi tiết và chính xác nhất để bệnh nhân lựa chọn.

Bước 2: Lên phác đồ điều trị và lấy dấu răng

Khi bệnh nhân đồng ý niềng răng và lựa chọn được phương pháp niềng răng phù hợp. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng để thiết kế mắc cài tương thích với từng trường hợp khớp cắn và lên phác đồ điều trị và dịch chuyển răng cho bệnh nhân. Từ phác đồ này bệnh nhân sẽ hình dung được hàm răng của mình sau khi niềng..

Bước 3: Thiết kế mắc cài

Sau khi tiến hành lấy dấu hàm bằng thạch cao, mẫu thạch cao này sẽ chuyển đến bộ phận chuyên thiết kế mắc cài và thiết kế sao cho phù hợp nhất với từng bệnh nhân. Thời gian này thường rất nhanh chỉ khoảng 1 tuần là hoàn thành.

Bước 4: Tiến hành gắn mắc cài

Lấy dấu hàm xong, bác sĩ sẽ hẹn lịch gắn mắc cài với bệnh nhân. Lúc này, các bạn sẽ quay lại và tiến hành gắn mắc cài lên răng là hoàn tất bước này.

Bước 5: Tái khám định kỳ

Thông thường, cứ khoảng 1 tháng bệnh nhân sẽ quay lại tái khám 1 lần với bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ điều chỉnh dây cung và mắc cài sao cho hợp lý nhất. Thường thời gian đeo niềng từ 18 – 24 tháng nên trong quá trình này các bạn cần kiên nhẫn. Đồng thời, thực hiện tái khám theo đúng lịch của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả niềng răng tốt nhất.

Bước 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Đây là bước rất quan trọng trong quá trình niềng răng mà các bạn cần chú ý. Cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất. Bởi mặc dù răng đã về vị trí chuẩn nhưng cần đeo hàm duy trì thêm một thời gian nữa. Chỉ như vậy mới đảm bảo răng được cố định và đều đẹp.

Như vậy là hoàn thành quá trình niềng răng, lúc này bạn sẽ sở hữu cho mình hàm răng đều đẹp và đúng khớp cắn.

Niềng răng loại mắc cài nào tốt nhất?

niềng răng mắc cài nào tốt nhất

Có 3 loại mắc cài khá phổ biến và được giới trẻ ưa chuộng nhất hiện nay là:

Mắc cài kim loại

Đây là dạng mắc cài đầu tiên trong kỹ thuật chỉnh nha. Loại mắc cài này có thể được làm bằng bạc hoặc thép không gỉ, đi cùng với dây cung để giữ khung và định hình cấu trúc hàm.

Ưu điểm khi sử dụng mắc cài kim loại này là cho ra kết quả khá tốt, chi phí thấp và thời gian niềng khá ngắn do sự lực khá mạnh. Nhưng sẽ kém thẩm mỹ hơn so với những loại khác vì mắc thường thấy rất rõ.

Niềng răng mắc cài sứ

Loại mắc cài này được làm bằng hợp kim sứ và một số vật liệu vô cơ khác. Có màu sắc khá giống với răng thật nên sẽ thẩm mỹ hơn so với mắc cài kim loại, nhưng lưu ý loại này khá cồng kềnh và dễ hỏng. Và thời gian niềng răng bằng mắc cài sứ diễn ra lâu hơn mắc cài kim loại khoảng 6 tháng.

Mắc cài trong suốt

Xuất hiện khá muộn so với các loại mắc cài trên, nhưng mắc cài trong suốt lại tạo ấn tượng khá tốt về hiệu quả dịch chuyển răng nhanh, thẩm mỹ, tiện lợi cho người dùng

Thời gian niềng thường dao động từ 18 – 30 tháng (tùy theo tình trạng răng của mỗi người).

Để đạt được hiệu quả tối ưu trong quá trình chỉnh nha tháo lắp thì người bệnh cần có ý thức tự giác, hợp tác tốt với bác sĩ và phải mang khay niềng ít nhất từ 20 – 22h/ngày. Chi phí để niềng răng mắc cài trong suốt là khá cao dao động từ 70-120 triệu tùy tình trạng răng.

Tùy vào tình trạng răng miệng và khả năng chi trả mà bạn có thể lựa chọn những các niềng răng phù hợp cho mình nhé!

Hướng dẫn vệ sinh khi niềng răng đúng cách

Hướng dẫn vệ sinh răng miệng khi mang mắc cài

Khi niềng răng đồng nghĩa với việc trong suốt quá trình điều trị bạn phải sống chung với chiếc mắc cài, việc ăn uống sẽ trở nên khó khăn hơn, nếu như không vệ sinh răng miệng đúng cách có thể gây ra mùi hôi rất khó chịu. Vì thế nên việc vệ sinh răng miệng đúng cách là điều bạn nên lưu ý:

  • Khi niềng răng bạn nên sử dụng bàn chải răng chuyên dụng, sợi lông mềm và mịn, đồng thời chải răng đúng cách xoay tròn để luồn xuống bên dưới đáy thép trên mắc cài giúp lấy sạch hoàn toàn các mảng bám, thức ăn thừa. 

  • Sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên để lấy các mảng thức ăn dính trên răng sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên khi mang mắc cài thì sẽ khó để luồn được chỉ dưới dây cung nhưng đã có các dụng cụ đặc biệt để hỗ trợ, đó là cây luồn chỉ và một loại chỉ tơ đặc biệt.

  • Nhớ là hãy thường xuyên thay bàn chải đánh răng hạn chế tình trạng bàn chải bị xơ tua

  • Luôn sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa fluoride. Chúng có tác dụng bảo vệ và làm răng cứng chắc trong suốt quá trình chỉnh nha

Nên lưu ý: hạn chế thức ăn có nguy cơ gây sâu răng cao, thức ăn cứng và dính như caramen, kẹo cao su…, không ăn vặt, không ăn các đồ ăn chứa nhiều đường trước khi đi ngủ mà không đánh răng lại. Ngoài ra, khám răng định kỳ là yêu cầu cần thiết để bạn kịp thời phát hiện các vấn đề răng miệng cũng như khắc phục ngay những biện pháp vệ sinh răng miệng chưa đúng.

>>> Đừng bỏ qua những cách làm trắng răng đơn giản và hiệu quả <<< 

Kết luận

Tuy thời gian diễn ra cho cả quá trình niềng răng là tương đối dài nhưng đổi lại bạn có sẽ sở hữu cho mình một hàm răng chắc khỏe, một nụ cười tươi tắn, mang lại sự tự tin thì vẫn rất xứng đáng mà đúng không. Hy vọng bài viết đã trả lời được cho những bạn thắc mắc về câu hỏi “niềng răng ở độ tuổi nào tốt nhất” và có cho mình được những kinh nghiệm trong việc chăm sóc răng trong quá trình niềng răng. Theo dõi chúng tôi để có nhiều bài viết hữu ích hơn nữa nhé.

Chuyên mục: Chia sẻ

Đánh giá bài viết:

Bài viết liên quan