Nội dung:
- 1. 1. Bệnh sâu răng - bệnh thường gặp về răng phổ biến nhất
- 2. 2. Răng sứt mẻ và cách chữa bệnh về răng hiệu quả
- 3. 3. Răng khôn là bệnh răng miệng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời
- 4. 4. Răng nhạy cảm và cách chăm sóc răng miệng đúng cách
- 5. 5. Mòn răng nguy cơ mất răng nếu không điều trị
- 6. 6. Viêm tủy răng - bệnh lý về răng đáng sợ
Các vấn đề về răng miệng không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà càng khiến bạn thiếu tự tin trong giao tiếp. Mặc dù các bệnh về răng miệng có thể phòng ngừa nếu như bạn chăm sóc răng miệng kỹ càng, đánh răng thường xuyên, dùng chỉ nha khoa nước súc miệng đúng cách và khám răng định kỳ nhưng khả năng mắc bệnh vẫn cao.
Khi các bạn biết được các bệnh về răng miệng thường gặp nguyên nhân do đâu và các triệu chứng ban đầu của bệnh thì sẽ có được cách phòng bệnh tốt hơn. Sau đây là các dấu hiệu nhận biết các bệnh về răng mà bạn có thể gặp phải.
1. Bệnh sâu răng - bệnh thường gặp về răng phổ biến nhất
Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng phổ biến nhất ở nước ta. Có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng xuất hiện nhiều nhất là ở trẻ em.
Nguyên nhân gây bệnh sâu răng:
Là do sâu răng phát triển trong thời gian dài:
Các mảng bám dính trên răng do ăn quá nhiều đường và tinh bột nhưng không làm sạch răng. Điều này sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi phát triển. Đồng thời, vôi răng làm cho các mảng bám này khó loại bỏ tạo thành lá chắn cho vi khuẩn.
Các axit trong mảng bám loại bỏ các khoáng chất có trong men răng. Làm mòn gây ra các lỗ nhỏ trên men răng. Khi men răng bị mòn vi khuẩn có thể đến lớp răng tiếp theo.
Khi sâu răng phát triển, vi khuẩn tiếp di chuyển qua răng và bên trong tủy. Khiến tủy bị sưng đau khó chịu.
Các triệu chứng của bệnh sâu răng:
Các dấu hiệu của sâu răng khác nhau tùy thuộc vào mức độ và vị trí của răng sâu. Khi răng mới bắt đầu sâu thì có thể sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào. Khi răng sâu nặng hơn có thể gây ra các triệu chứng sau:
Đau răng, đau tự phát và xảy ra không rõ nguyên nhân.
Răng trở nên nhạy cảm hơn.
Đau khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh, hoặc ăn đồ ngọt nước uống có ga.
Trên răng sẽ xuất hiện những lỗ hổng màu đen hoặc nâu.
Đau khi nhai, cắn.
Phòng ngừa sâu răng:
Chăm sóc răng miệng tốt có thể giúp bạn tránh được sâu răng, dưới đây là một số cách ngừa sâu răng hiệu quả:
Đánh răng thường xuyên sau khi ăn. Đánh ít nhất 2 ngày/lần.
Khám răng định kỳ.
Tránh ăn đồ ngọt, ăn vặt, uống nước ngọt, nước có ga.
Ăn các loại thực phẩm tốt cho răng như các chế phẩm từ sữa, rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin,...
2. Răng sứt mẻ và cách chữa bệnh về răng hiệu quả
Răng sứt mẻ là răng bị mất một phần cấu trúc răng. Khi răng bị mẻ, bạn có thể không cảm thấy đau ngay hay không phát hiện ra vì mảnh vỡ quá nhỏ.
Nguyên nhân gây mẻ răng:
Có rất nhiều nguyên nhân gây mẻ răng, phổ biến như sau:
Bị chấn thương
Cắn trúng các vật cứng như kẹo, đá lạnh,...
Té ngã, tai nạn đập vào răng
Sâu răng
Nghiến răng gây mòn lớp men răng
Sử dụng thực phẩm chứa nhiều axit như cafe, nước trái cây,... Hoặc thực phẩm chứa nhiều đường.
Dấu hiệu của mẻ răng:
Nếu vùng mẻ nhỏ thì bạn rất khó để phát hiện ra. Nhưng một số dấu hiệu sau sẽ giúp bạn nhận biết điều này:
Cảm thấy nhám trên mặt lưỡi khi chạm vào.
Vùng nướu xung quanh răng mẻ bị kích thích.
Đau khi nhai cắn, có cảm giác đau dữ dội nếu vị trí mẻ gần sát với tủy.
Các giải quyết vùng răng mẻ:
Điều trị mẻ răng phụ thuộc vào mức độ nghiệm trọng của răng bị mất. Nếu vùng mẻ nhỏ có thể khác phục trong một lần khám, nếu tình trạng tổn thương nghiêm trọng có thể điều trị kéo dài lâu hơn. Các cách điều trị thông thường:
Bọc răng sứ
Trám răng
Đeo dụng cụ bảo vệ răng miệng khi chơi thể thao hoặc nếu khi ngủ bạn có nghiến răng.
3. Răng khôn là bệnh răng miệng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời
Răng khôn mọc lệch rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
Biến chứng do răng khôn gây ra:
Răng khôn mọc lệch có thể gây ra nhiều biến chứng khó chịu, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người mắc phải, thậm chí là nhiễm trùng mất mạng.
Gây sâu răng: do răng khôn nằm ở trong cùng nên rất khó vệ sinh, vì thế mà thức ăn dễ dàng tích tụ lại, tạo điều kiện có vi khuẩn phát triển. Hoặc do răng khôn chỉ mọc lên một phần hoặc mọc lệch đâm sang qua răng kế bên lâu ngày sẽ dẫn đến sâu răng.
Gây ra viêm nướu do thức ăn và vi khuẩn tích tụ sẽ gây ra viêm nhiễm vùng nướu xung quanh làm nướu đau sưng, hôi miệng hoặc có thể làm cứng hàm khiến người bệnh không thể mở miệng to. Bệnh viêm nướu sẽ phát đi phát lại nhiều lần nếu răng khôn không được chữa trị sớm.
Hủy hoại xương và răng hàm. Răng khôn mọc lệch đâm sang răng bên cạnh sẽ khiến răng đó bị lung lay tiêu xương và cuối cùng là mất răng phải nhổ đi.
Nếu răng khôn không được chữa trị kịp thời sẽ nhiễm trùng rồi lây lan sang các khu vực bên cạnh như mang tai, mắt, má, cổ,... và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Răng khôn mọc như thế nào thì nên nhổ?
Răng khôn chưa gây ra biến chứng nhưng có khe giắt giữa răng khôn và răng bên cạnh, sẽ sớm ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
Răng khôn mọc thẳng và không bị cản trở bởi nướu, xương nhưng không có răng đối diện ăn khớp vào sẽ khiến cho răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện, gây nhồi nhét thức ăn và lở loét nướu hàm đối diện.
Răng khôn mọc thẳng, không bị cản trở nhưng có hình dạng bất thường, nhỏ, dị dạng, cũng gây ra nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, tương lai dễ gây sâu răng và viêm nha chu răng.
Răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng.
Nhổ răng khôn khi cần chỉnh hình, làm răng giả.
4. Răng nhạy cảm và cách chăm sóc răng miệng đúng cách
Răng nhạy cảm hay còn gọi là răng ê buốt, đây là bệnh lý mà răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi chịu kích thích từ nhiệt độ nóng hoặc lạnh và tác động của ngoại lực. Bệnh thường xuất hiện ở những người trẻ trung và trung niên.
Nguyên nhân làm răng trở nên nhạy cảm:
Ăn nhiều thực phẩm chứa axit.
Sử dụng bàn chải có lông quá cứng và đánh răng quá mạnh.
Tình trạng bị tụt nướu.
Răng bị vỡ, nứt cũng khiến răng nhạy cảm.
Sâu răng cũng là nguyên nhân làm răng trở nên nhạy cảm hơn
Tật nghiến răng
Cách phòng ngừa răng nhạy cảm:
Nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm.
Nên dùng bàn chải có lông mềm và đánh răng nhẹ nhàng theo vòng tròn, không nên đánh theo chiều ngang.
Cần thay bàn chải đánh răng thường xuyên khoảng 2 – 3 tháng/lần.
Hạn chế các loại thức ăn có hại cho răng như thức ăn chứa đường, thức uống có ga và axit.
Dùng miếng bảo vệ răng vào ban đêm để hạn chế tình trạng nghiến răng.
Khám răng định kỳ
5. Mòn răng nguy cơ mất răng nếu không điều trị
Nguyên nhân gây mòn răng:
Tật nghiến răng khi ngủ gây mòn mặt trên răng hàm.
Vệ sinh răng không đúng cách, chải răng quá mạnh.
Uống quá nhiều loại nước ngọt có ga, các loại nước chứa nhiều axit như nước trái cây,…
Người mức bệnh trào ngược dạ dày sẽ khiến cho axit có cơ hội tiếp xúc với bề mặt gây mòn răng.
Các thói quen xấu như: cắn móng tay, nhai vật cứng, dùng răng mở nút chai… có thể làm vỡ hoặc rạn nứt men răng.
Cách phòng tránh bệnh:
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, vào buổi sáng khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ.
Sử dụng nước súc miệng sau khi ăn xong.
Sử dụng bàn chải lông mềm và không nên đánh răng quá mạnh.
Sử dụng chỉ tơ nha khoa thay tăm xỉa răng.
Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày, vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp loại bỏ những mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong miệng.
Tránh hoặc giảm thiểu việc ăn uống có chứa axit.
Hạn chế thức uống cả rượu, bia và các đồ uống có axit.
6. Viêm tủy răng - bệnh lý về răng đáng sợ
Tủy răng là một tổ chức răng đặc biệt gồm mạch máu và dây thần kinh nằm trong hốc tủy răng. Các tổ chức này thông với cơ thể qua các lỗ nhỏ ở cuống răng.
Nguyên nhân gây viêm tủy răng thường gặp là do:
Qua các lỗ răng sâu, vi khuẩn ở miệng tấn công xâm nhập vào tủy răng.
Hóa chất như nhiễm độc chì
Tác động thay đổi áp suất của môi trường bên ngoài.
Viêm tủy răng có nhiều dạng, có thể đau dữ dội hoặc thoáng qua, hay không đau nhưng tiến triển chậm và chỉ biểu hiện khi viêm sưng tấy vùng chân răng.
Khi tủy răng bị viêm cần điều trị sớm để giải quyết triệt để. Trước tiên là dùng thuốc để giảm đau. Sau đó, điều trị tủy.
Nguyên tắc quan trọng nhất trong điều đó là làm sạch hết chiều dài ống tủy, hàn kín ống tủy, việc này đòi hỏi trang thiết bị đầy đủ, chụp Xquang kiểm tra kỹ càng. Có thể điều trị xong trong một lần hay nhiều lần.
Trên đây là những thông tin quan trọng, giúp dấu hiệu nhận biết các bệnh về răng thường gặp và giúp bạn nhanh chóng có các biện pháp phòng ngừa và chữa trị hiệu quả. Nhằm mang đến cho các bạn luôn có một hàm răng đẹp và chắc khỏe.
>>>> >> Xem thêm: [Cảnh báo] dấu hiệu sức khỏe răng miệng bạn nên gặp bác sĩ ngay