Nội dung:
Bệnh sâu răng lâu ngày nếu không được điều trị sẽ ăn vào tủy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân. Sâu răng ăn vào tủy là căn bệnh nguy hiểm mà tất cả mọi người cần phải biết để kịp thời phát hiện và điều trị.
Thế nào là bệnh răng sâu ăn vào tủy?
Sâu răng là quá trình vi khuẩn tấn công vào cấu trúc răng, khiến mô răng bị tổn thương, hư vỡ. Sâu răng lâu ngày không được điều trị, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tấn công và phá hủy mô răng, sâu răng tiếp tục ăn vào bên trong tủy răng, gây ra tình trạng răng sâu vào tủy, gây viêm tủy răng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh răng sâu ăn vào tủy
Khi răng sâu ăn vào tủy, người bệnh dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu bệnh theo từng giai đoạn:
- Ở giai đoạn đầu khi chỉ mới sâu răng: thỉnh thoảng bạn sẽ thấy đau nhức răng, đặc biệt là khi ăn uống phải thực phẩm nóng - lạnh hoặc có sự thay đổi đột ngột về áp suất.
- Giai đoạn răng sâu ăn vào tủy: những cơn đau nhức sẽ kéo dài liên tục và nhiều hơn. Chiếc răng bị sâu ăn vào tủy sẽ rất ê buốt, đau nhức đặc biệt là về đêm khiến bạn mệt mỏi, khó chịu, không thể ăn uống, công việc bị gián đoạn bởi những cơn đau đầu.
- Giai đoạn viêm tủy nặng: khi răng sâu vào tủy mà không được điều trị sẽ gây viêm tủy và nguy cơ hoại tử tủy cao. Lúc này, nếu không được điều trị tủy sẽ bị hoại tử, răng cũng không còn bạn sẽ không cảm thấy đau nữa.
Bệnh răng sâu ăn vào tủy có nguy hiểm không?
- Răng sâu ăn vào tủy là giai đoạn răng đã bị sâu nặng và ảnh hưởng tới tủy gây viêm tủy răng. Khiến cho người bệnh bị những cơn đau nhức hành hạ, kéo dài thường xuyên và không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Khi răng sâu ăn vào tủy, quá trình nghiền thức ăn cũng diễn ra khó khăn do mô răng đã bị phá hủy. Việc ăn uống không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, gây suy nhược cơ thể. Những cơn ê buốt răng khiến bạn bị đau đầu, mất ngủ ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hằng ngày.
- Răng sâu ăn vào tủy là bệnh lý cần được phát hiện và điều trị ngay. Nếu để lâu tủy có thể bị hoại tử, rất khó điều trị và mất răng là việc sẽ xảy ra. Và hiện tượng viêm nhiễm sang các răng kề cận là điều không tránh khỏi.
- Nếu răng và tủy không được điều trị thì từ viêm tủy sẽ dẫn đến viêm nhiễm ổ xương hàm.
- Những ổ viêm xương hàm gây ra do biến chứng của răng sâu vào tủy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lưu hành trên những bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch, tiểu đường,... Khiến cho tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn và khó kiểm soát.
- Viêm tủy răng dẫn đến tình trạng bệnh viêm lợi, áp-xe chóp răng gây đau nhức khó chịu, thậm chí gây sưng mặt ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân.
Cách điều trị bệnh răng sâu vào tủy
Khi răng sâu ăn vào tủy, bạn có thể sử dụng cách điều trị của dân gian để giảm đau nhưng không thể chữa trị khỏi hẳn. Bạn cần đến nha sĩ để được điều trị bằng các phương pháp nha khoa hiện đại tốt nhất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng.
Sau khi thăm khám răng miệng, nha sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để xác định mức độ răng sâu vào tủy cụ thể, sau đó sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Răng sâu vào tủy ở mức độ nhẹ:
- Khi răng sâu ăn vào tủy ở mức độ nhẹ có thể điều trị được, biện pháp hiệu quả nhất là điều trị nội nha. Các nha sĩ sẽ sử dụng dụng cụ khoan chuyên dụng để mở ống tủy, loại bỏ hết mô tủy bị viêm nhiễm, hoại tử. Sau khi ống tủy được làm sạch, nha sĩ sẽ sử dụng vật liệu gutta percha để trám kín ống tủy, ngăn vi khuẩn xâm nhập tấn công vào tủy răng.
- Sau khi điều trị, chiếc răng bị sâu vào tủy sẽ không còn đau nhức, có thể ăn nhai bình thường. Nhưng do tủy răng đã bị họa tử nên răng không còn được nuôi dưỡng, dần trở nên giòn, dễ vỡ khi có tác động mạnh vào răng. Vì vậy, sau khi điều trị tủy, nha sĩ sẽ khuyên người bệnh nên bọc răng sứ để khôi phục hình thể răng, giúp bảo vệ răng thật chắc chắn và duy trì lâu dài hơn. Đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho răng.
Răng sâu vào tủy ở mức độ quá nặng không thể điều trị:
- Nếu răng sâu vào tủy quá nặng, cách duy nhất là nhổ chiếc răng bị sâu đó để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Các nha sĩ sẽ tiến hành nhổ răng, vệ sinh khoang miệng, làm sạch vùng nướu để ngăn chặn vi khuẩn lây lan sang các răng kế bên.
- Sau khi nhổ răng, trồng răng giả thay thế cho chiếc răng sâu đã nhổ là cần thiết, để tránh những tác hại nguy hiểm sau khi mất răng như: tiêu xương hàm, các răng xô lệch ảnh hưởng đến chức năng nhai và tính thẩm mỹ.
>>> Tham khảo cách điều trị bệnh sâu răng tại nhà hiệu quả.
Cách phòng tránh bệnh răng sâu ăn vào tủy
Răng không bị sâu thì mới không bị bệnh răng sâu ăn vào tủy. Vì vậy, chúng ta cần phòng tránh bệnh sâu răng bằng cách:
- Hạn chế ăn vật, sử dụng các thức ăn ngọt có chứa nhiều đường, mật ong và các loại nước ngọt.
- Đánh răng đúng cách 2 lần/ 1 ngày bằng kem đánh răng có chứa fluor. Sử dụng bàn chải lông mềm, thay bàn chải định kỳ 3 tháng/ 1 lần.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch những vụn thức ăn còn dính trên răng.
- Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn bên trong miệng.
- Khi có dấu hiệu của bệnh sâu răng cần đến bác sĩ nha khoa để điều trị kịp thời, không để tình trạng sâu răng ăn vào tủy xảy ra.
- Đến bác sĩ nha khoa để thăm khám sức khỏe răng miệng định kì 6 tháng/ 1 lần để phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.
>>> Tham khảo cách chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Kết luận:
Trên đây là những chia sẻ mang tính tham khảo từ TDental, khi phát hiện bệnh răng sâu ăn vào tủy nên đến bác sĩ nha khoa ngay để được điều trị kịp thời. Tránh tình trạng bệnh nặng hơn kéo theo những di chứng xấu cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân.