Chia sẻ

Chia sẻ với bạn những kinh nghiệm về quản lý phòng khám nha khoa hiệu quả nhất

Kỹ Thuật Viên Răng Hàm Mặt - Chuyên Ngành Hot Nhất Hiện Nay

Kỹ thuật viên răng hàm mặt (kỹ thuật viên labo) hiện nay đang trở thành mục tiêu phát triển nghề nghiệp của đông đảo bạn trẻ trong việc hướng nghiệp, vậy kỹ thuật viên răng hàm mặt là? Có nên theo học ngành này hay không? Và công việc thực tế của ngành kỹ thuật viên nha khoa là gì? Chúng ta sẽ cũng đi vào chi tiết chuyên ngành này nhé!

Kỹ thuật viên răng hàm mặt là gì?

Kỹ thuật viên răng hàm mặt là gì?

Kỹ thuật viên phục hình răng (Dental Technology) là một nhánh trong ngành răng hàm mặt, thuộc bộ phận labo nha khoa, có vai trò hỗ trợ cho bác sĩ nha khoa trong việc gia công và chế tạo các mẫu hình răng giả, khí cụ chỉnh hình, và các khí cụ hỗ trợ điều trị khác. Các sinh viên theo học ngành kỹ thuật viên sẽ được trang bị những kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở... Kỹ thuật phục hình răng hàm mặt thực hiện những khí cụ chỉnh hình và phục hình răng hàm mặt, cần nắm vững công nghệ và mỹ thuật cũng như có thể hỗ trợ quản lý tốt labo nha khoa tại bệnh viện hoặc các cơ sở nha khoa tư nhân. Không thể phủ nhận rằng tay nghề cao và khéo léo của các kỹ thuật viên đã đóng góp một sự phát triển rất lớn cho ngành nha khoa nói riêng và ngành y tế nói chung.

Có nên học kỹ thuật viên labo nha khoa hay không?

Có nên học kỹ thuật viên labo nha khoa hay không?

Ngành kỹ thuật phục hình răng được đánh giá khá cao, có nhiều cơ hội việc làm và phát triển trong tương lai, đó cũng là lý do vì sao nhiều bạn trẻ lại bị thu hút bởi ngành này. Cùng đi tìm hiểu sâu hơn về những ưu điểm của ngành này để có thể đưa ra câu trả lời có nên theo ngành này hay không nhé!

Thời gian học tập ngắn

So với những điều dưỡng, y sĩ, thì chuyên ngành kỹ thuật viên răng mặt hoàn thành chương trình đào tạo khá sớm chỉ mất khoảng 4 năm tại Đại Học. Hoặc có thể rút ngắn thời gian đào tạo còn 3 năm đối với hệ Cao Đẳng. Ngoài ra, điểm đầu vào của ngành thường thấp hơn so với chuyên ngành khác.

Cơ hội nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp với chức danh kỹ thuật viên phục hình răng bạn có nhiều cơ hội làm việc trong các labo chế tạo, phục hình, dựng mẫu răng giả trong và ngoài nước. Và cộng tác với các đơn vị thuộc khối ngành khoa học sức khỏe với nhiệm vụ của tổ chức, quản lý đồng thời điều hành những bộ phận liên quan đến kỹ thuật phục hình răng hàm mặt. Ngoài ra, có tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành Kỹ thuật phục hình răng. 

Trong quá trình làm việc, nếu có ý định học tập lên cao để mở rộng con đường sự nghiệp thì vẫn không thành vấn đề. Nếu muốn bạn có thể mở labo cho riêng mình khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm cũng như tài chính.

Thu nhập của kỹ thuật viên phục hình răng

Mức thu nhập của những kỹ thuật viên mới ra trường được đánh giá khá tốt tầm 7-9 triệu/ đồng, dĩ nhiễn sau khi đã tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc thì mức lương sẽ tăng dần đều.

Vậy tóm lại có nên học kỹ thuật viên nha khoa hay không?

Trên thực tế, nhiều người có rằng so với chuyên ngành khác thì ngành kỹ năng viện răng hàm mặt khá dễ dàng. Nhưng không phải như thế, người kỹ thuật không có nhiều đòi hỏi ở đầu vào, tuy nhiên ở đầu ra thì lại khác, bạn cần nắm vững các kiến thức chuyên môn và vận dụng một cách tốt nhất đồng thời thể hiện sự tỉ mỉ và có tâm với nghề nhưng thế khi tốt nghiệp và đối mặt với nhà tuyển dụng mới thể hiện tốt nhất những ưu thế cá nhân.

Và hiện nay nhu cầu về thẩm mỹ nha khoa ngày càng cao nên cơ hội làm việc của các kỹ thuật viên là không thiếu, nhưng sự yêu cầu về chất lượng của các sản phẩm labo cũng không ngừng tăng cao, đó chính là lý do các kỹ thuật viên luôn phải tập trung nâng cao tay nghề để không bị đào thải và bị thay thế bởi những người có tay nghề cao hơn. Nếu bạn đang yêu thích và có mục tiêu trong hãy tập trung rèn luyện và học hỏi để tăng khả năng cạnh tranh bản thân nhé.

Công việc của kỹ thuật viên phục hình răng?

Công việc của kỹ thuật viên phục hình răng?

  • Làm các loại phục hình răng cố định thông thường, phục hình tháo lắp hàm giả toàn phần, từng phần.

  • Kỹ thuật viên ở labo phục hình răng thuộc tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh.

  • Vận hành, bảo quản các trang thiết bị, vật tư, hóa chất … phục hình răng.

  • Bảo quản, phát hiện và sửa chữa các trang thiết bị phục hình răng.

  • Đảm nhận cả vai trò sơ cứu và chăm sóc bệnh nhân tại Khoa Răng – Hàm – Mặt.

  • Quản lý và lưu trữ hồ sơ, sổ sách, thống kê, báo cáo.

  • Đóng góp vào sự phát triển chung nâng cao chất lượng dịch vụ

  • Tuyên truyền giáo dục về sức khỏe răng miệng cho cộng đồng

  • Thực hiện công tác an toàn lao động.

  • Hướng dẫn thực tập sinh chuyên ngành Kỹ thuật Phục hình răng.

  • Không ngừng nâng cao tay nghề và kiến thức chuyên môn

  • Tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học trong lĩnh vực kỹ thuật Phục hình răng.

  • Thực hiện Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân và những quy định về chuyên môn, nghiệp vụ của bộ Y tế

Làm sao để trở thành kỹ thuật răng hàm mặt

Làm sao để trở thành kỹ thuật răng hàm mặt

Về chuyên môn

Sinh viên muốn trở thành kỹ thuật viên răng hàm mặt cần đáp ứng tốt cần lĩnh hội tốt những kiến thức về y học, sinh học cơ bản nhất đồng thời hiểu về công nghệ và mỹ thuật vững chắc, chuyên môn tay nghề được đảm bảo. Có khả năng quản lý về chuyên môn và trang thiết bị của một labo răng hàm mặt, trở thành một kỹ thuật viên phục hình răng có ý thức làm việc theo nhóm hoặc độc lập và có khả năng tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học. Chăm sóc sức khỏe răng miệng, làm đẹp cho hàm răng của mọi cá nhân trong xã hội được đảm bảo. 

Về kỹ năng cần thiết

  • Cần có sự tập trung cao độ trong công việc

  • Khiếu thẩm mỹ cũng là yếu tố vô cùng cần thiết

  • Với yêu cầu cao của khách hàng nha khoa hiện nay sự tỉ mỉ cũng là kỹ năng cần thiết của các kỹ thuật viện

  • Có thể rèn luyện khả năng quan sát tốt, tinh tế trong từng chi tiết

  • Có thái độ nhiệt huyết với nghề

  • Có khả năng giao tiếp tốt để dễ dàng trao đổi với đồng nghiệp và giao tiếp tốt với bệnh nhân

  • Có sức khỏe tốt

  • Có thể chịu đựng áp lực cao

Bài viết đã tổng hợp các thông tin chi tiết về chuyên ngành kỹ thuật viên nha khoa, bạn thấy những công việc mà một kỹ thuật viên phụ trách có phù hợp với mình hay không?

>>> Có thể bạn quan tâm: Sổ tay tiếng anh chuyên ngành nha khoa dành cho phòng khám.

Chuyên mục: Chia sẻ

Đánh giá bài viết:

Bài viết liên quan