Chia sẻ

Chia sẻ với bạn những kinh nghiệm về quản lý phòng khám nha khoa hiệu quả nhất

Kinh Nghiệm Mở Phòng Khám Nha Khoa Hiệu Quả

Bạn đang có ý định mở phòng khám nha khoa? Nhưng bạn lại chưa có kinh nghiệm, chưa biết bắt đầu từ đâu? Đừng quá lo lắng, bài viết này sẽ bật mí cho bạn nhiều điều hữu ích.

Tiêu chuẩn mở phòng khám nha khoa tư nhân

Đầu tiên để mở phòng khám nha khoa bạn phải tuân thủ các điều kiện cơ bản. Do phòng khám nha khoa Răng - Hàm - Mặt là phòng khám chuyên khoa thuộc lĩnh vực y tế. Nên khi mở phòng khám nha khoa, bạn cần tuân thủ các quy định, nghị định của nhà nước về những vấn đề liên quan đến phòng khám. Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động của phòng khám nha khoa. Nếu bạn chưa biết, thì trước hết hãy đọc thêm điều kiện mở phòng khám nha khoa, sau đó quay lại đây đọc tiếp tục các kinh nghiệm và tiêu chuẩn mở phòng khám răng hàm mặt nhé.

tiêu chuẩn mở phòng khám nha khoa

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng khám nha khoa

Tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant) thì phòng thủ thuật phải có diện tích ít nhất là 10m2;

– Trường hợp phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt có hơn 01 ghế răng thì phải bảo đảm diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5m2;

– Nếu phòng khám chuyên khoa sử dụng thiết bị bức xạ (bao gồm cả thiết bị X-Quang chụp răng gắn liền với ghế răng) phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ;

Thiết bị y tế:

a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;

b) Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;

Kinh nghiệm mở phòng khám nha khoa.

Kinh nghiệm mở phòng khám răng là cụm từ được các y sĩ quan tâm bởi sự ngán ngẩm và áp môi trường làm việc gò bó về thời gian? Sau đây là một số kinh nghiệm tổng hợp từ các bác sĩ thành công:

Đội ngũ nhân sự

Sự chuyên nghiệp và chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ, nha sĩ, nhân viên là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của phòng khám. Trước hết, bạn cần có người quản lý phòng khám, nha sĩ, nhân viên lễ tân, nhân viên hành chính, điều dưỡng và tạp vụ. Công việc của từng nha sĩ sẽ được người quản lý phòng khám phân công chi tiết. Những vị trí còn lại cũng cần được phân công, hướng dẫn rõ ràng để phòng khám hoạt động theo quy trình và chuyên nghiệp nhất. 

Nếu là phòng khám quy mô nhỏ tại nhà cũng phải trang bị sự chỉnh chủ để mang lại sự chuyên nghiệp cho khách hàng của bạn nhé!

chuẩn bị đội ngũ nhân sự khi mở phòng khám nha khoa

Địa điểm, trang thiết bị vật tư

Việc lựa chọn địa điểm mở phòng khám là một yếu tố khiến nhiều nhà đầu tư đau đầu. Bạn nên chọn phòng khám ở khu vực đông dân cư thuận tiện cho việc đi lại, dễ tìm kiếm... Hoặc tận dụng chính nhà của bạn để mở phòng khám nha khoa tại nhà để tiết kiệm chi phí ban đầu.

Trang thiết bị vật tư là yếu tố không kém phần quan trọng vì nó chính là công cụ hỗ trợ để việc khám, chữa bệnh hiệu quả hơn! Bạn cần phải chuẩn bị các dụng cụ nha khoa cơ bản để đáp ứng các hoạt động khám chữa được suôn sẻ, chuyên nghiệp và gia tăng trải nghiệm của khách hàng

Chi phí mở phòng khám nha khoa

Tất nhiên khi mở phòng khám phải có sự chuẩn bị và dự trù về chi phí, nếu như bạn không chuẩn bị về tài chính thì mọi kế hoạch tốt đến đâu cũng chỉ dừng lại trên giấy. Do đó, bạn cần chuẩn bị dòng tiền chu đáo để mọi hoạt động xây dựng phòng khám được ổn định nhất. Nếu như bạn chuẩn bị kế hoạch tài chính không chu đáo thì không những tốn nhiều chi phí mà còn không đem lại hiệu quả cao, mọi việc "nửa vời" không được chỉnh chu.

chi phí mở phòng khám nha khoa

Bạn cần tính toán xem mỗi tháng bạn dự trù sẽ có những chi phí cố định nào và có phát sinh chi phí biến đổi nào không, điều này điều này rất quan trọng để bạn có thể dự trù nguồn tài chính của mình. Tốt nhất bạn nên có kế hoạch tài chính về vốn mở phòng khám nha khoa để có sự chuẩn bị và chiến lược đúng đắn.

Thông thường tùy quy mô lớn và nhỏ khác nhau sẽ có những chi phí khác nhau, nhưng về cơ bản sẽ có những cho phí sau:

- Tiền lương nhân viên 

- Tiền thuê mặt bằng phòng khám nha khoa (mở phòng khám nha khoa tại nhà thì sẽ không cần phải kể đến)

- Chi phí thiết bị và  nội thất nha khoa

- Phí phòng thí nghiệm nha khoa, bảo hiểm, gia hạn giấy phép và các chi phí khác

Nếu chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chưa đủ vốn mở phòng khám răng? Đừng dừng lại.... Bạn vẫn có thể hợp tác mở phòng khám nha khoa. Bên cạnh lợi ích của việc chia sẻ về nguồn tài chính, khi bạn hợp tác, bạn còn có cả sự chia sẻ về kinh nghiệm và có nhiều góc nhìn hơn về các chiến lược kinh doanh trong ngắn và dài hạn. Tuy nhiên, lưu ý lựa chọn người đồng hành cùng bạn, để tránh những rắc rối trong quá trình hợp tác nhé.

>>> >> Đừng bỏ lỡ: Kinh nghiệm hợp tác mở phòng khám nha khoa

hợp tác mở phòng khám nha khoa

Kế hoạch về dịch vụ khách hàng

Khách hàng chính là yếu tố quyết định sự thành bại của phòng khám, chính vì vậy mà xây dựng kế hoạch về dịch vụ khách hàng là yếu tố cần thiết cho phòng khám bạn. Xác định đúng phân khúc khách hàng của bạn. 

Ngày nay phòng khám nha khoa không chỉ đơn thuần là khách hàng đến để khám chữa bệnh mà còn để làm nha khoa thẩm mỹ. Nhu cầu nha khoa thẩm mỹ ngày càng cao, bạn phải thường xuyên cập nhật nhanh chóng các xu hướng được ưa chuộng và công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu thay đổi và kỳ vọng của khách hàng. 

Khi thực hiện tốt kế hoạch này, phòng khám của bạn sẽ mang về một lượng lớn khách hàng. 

Xây dựng quy trình làm việc

xây dựng quy trình bằng phần mềm nha khoa tdental

Một quy trình làm việc gọn gàng, nhanh chóng, tránh rắc rối và phiền hà cho khách hàng chính là càng làm tăng sự hài lòng với khách hàng của bạn. Đây cũng là yếu tố mang lại thành công không nhỏ cho phòng khám của bạn. Tuy nhiên, để xây dựng được quy trình làm việc chuyên nghiệp thật không là điều đơn giản. Để xây dựng được quy trình làm việc chuyên nghiệp nhất, bạn thật sự không thể thiếu sự giúp sức của TDental - phần mềm quản lý phòng khám nha khoa chuyên nghiệp nhất!

Hỗ trợ xây dựng quy trình làm việc, xây dựng chương trình khuyến mãi,... bên cạnh đó, TDental còn là một trợ lý ảo đắc lực, giúp bạn quản lý phòng khám chi tiết & chính xác nhất!!! Đặc biệt marketing phòng khám nha khoa là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với phòng khám nha khoa mới mở, TDental tiếp tục "lấy lòng" các chủ phòng khám nha khoa nhờ tính năng hỗ trợ marketing và remarketing hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu, danh tiếng

Đây là yếu tố cần thiết để bạn đưa danh tiếng phòng khám đi xa hơi, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn. Nhưng lưu ý rằng danh tiếng không thể tạo dựng “ngày một ngày hai”, nó là cả một quá trình lâu dài. Và cũng không phải khi bạn có được danh tiếng “là xong", phải cần có yếu tố để duy trì và phát huy nhiều hơn nữa.

Cách mở phòng khám nha khoa thì không khó, nhưng cách để tạo dựng nên danh tiếng và thương hiệu của phòng khám mới chính là điều thật sự khó khăn đối với mỗi đơn vị. Vậy, danh tiếng và thương hiệu của phòng khám được tạo dựng như thế nào?

Cách mở phòng khám nha khoa từ việc xây dựng thương hiệu và danh tiếng phòng khám


Muốn tạo dựng thương hiệu cho mình, bạn cần có thiết kế logo cho phòng khám và cách trang trí không gian phòng khám cũng cần nhất quán với màu nhận diện thương hiệu.

Không phải cứ tạo dựng danh tiếng cho phòng khám là có thể tạo dựng! Việc này được đánh giá từ thái độ làm việc, sự chuyên nghiệp của đội ngũ nha sĩ, phụ tá, điều dưỡng, lễ tân,... Và đó là cả quá trình mà người quản lý cần xây dựng ngay từ đầu để toàn bộ nhân sự thực hiện theo và coi đó là tiêu chí làm việc của mỗi cá nhân. 

Từ đó, danh tiếng và thương hiệu của phòng khám cũng “thành hình”. Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo dựng một cách “tự nhiên” như trên thì thu hút khách hàng bằng các chiến lược Marketing cũng là điều hết sức cần thiết.

Có nên mua lại phòng khám sang nhượng hay không?

Việc mở mới hoàn toàn một phòng khám nha khoa có nhiều khó khăn, nên có không ít các chủ phòng khám nha khoa lựa chọn hình thức mua lại phòng khám được chuyển nhượng từ một chủ phòng khám nha khoa khác, điều này giúp các chủ nha khoa có thể tiết kiệm khoảng thời gian và công sức để mua sắm, lắp đặt các trang thiết bị, vật tư, mặt bằng, nhân lực… Ngoài ra, phòng khám có thể sở hữu danh sách khách hàng trước đó của phòng khám.

Có hai hình thức chuyển nhượng phòng khám nha khoa: một phần hoặc toàn bộ. Tùy theo nhu cầu và thỏa thuận của bạn với chủ phòng khám.

Để lựa chọn một phòng khám được sang lại chất lượng, bạn cần chú ý đến những yếu tố sau:

- Giấy phép kinh doanh để đảm bảo những trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực và việc hoạt động đều hợp pháp theo quy định Pháp Luật

- Bạn có thể xem qua báo cáo kết quả hoạt động gần đây của phòng khám và đánh giá xem đây có phải là một địa điểm để kinh doanh thuận lợi hay không?

- Yêu cầu liệt kê số lượng cũng những chất lượng từng trang thiết bị, máy móc có trong danh sách bàn giao

- Tiến hành ký hợp đồng và các hồ sơ bàn giao khác, cần đọc rõ từng hạng mục rồi mới ký tên.

Kết luận: 

Trên là các kinh nghiệm mở phòng khám nha khoa được tổng hợp từ kinh nghiệm thực tế, hy vọng sẽ cung cấp được cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công.

TDental - Phần mềm quản lý nha khoa chuyên nghiệp

90% phòng khám thành công sử dụng

Xem thêm

Chuyên mục: Chia sẻ

Đánh giá bài viết:

Bài viết liên quan