Nội dung:
Bảng hiệu nha khoa được coi như bộ mặt của cả phòng khám, nó cũng quyết định ấn tượng ban đầu trong lòng khách hàng đối với phòng khám của bạn như thế nào, “đáng tin cậy” “sang trọng” hay “trông cứ thấy không uy tín” tất cả đều được thể hiện qua phong cách thiết kế bảng hiệu nha khoa. Thế nên, bài viết sẽ mách cho bạn cách để lựa chọn chất liệu phù hợp cũng như các lưu ý quan trọng trong việc thiết kế biển quảng cáo nha khoa, mang lại hiệu quả trong việc thu hút khách hàng.
Bảng hiệu nha khoa đẹp mang lại hiệu quả như thế nào cho phòng khám
Bảng hiệu nha khoa đẹp hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý của những người đi đường, ở lại trong tâm trí của họ, để khi có nhu cầu sẽ nhớ đến phòng khám của bạn đầu tiên.
Cũng là cách marketing cho phòng khám rất hiệu quả, giúp khẳng định thương hiệu và giới thiệu dịch vụ phòng khám của bạn đến với khách hàng.
Tạo dấu ấn riêng cho phòng khám của bạn, tránh việc nhầm lẫn với các đối thủ cạnh tranh khác.
Bảng hiệu nha khoa được thiết kế đẹp, tỉ mỉ càng thể hiện được sự đầu tư chuyên nghiệp, tận tâm của chủ phòng khám nha khoa.
>>> Xem thêm những mẫu tranh đẹp treo phòng khám nha khoa giúp cho phòng khám trở nên bắt mắt hơn <<<
Nên lựa chọn chất liệu gì để làm bảng hiệu nha khoa?
Dưới đây là các chất liệu tốt nhất hiện nay được chọn làm bảng hiệu nha khoa nhiều nhất bạn có thể tham khảo nhé!
Bảng hiệu nha khoa bằng nhôm Aluminium
Chất liệu này được sử dụng khá phổ biến có ưu điểm là nhẹ, chịu nhiệt tốt và có độ bền cao có khả năng chống ẩm, không bị thời ảnh hưởng bởi thời tiết và thời gian. Đây sẽ là chất liệu đáng lựa chọn để làm bảng hiệu chữ nổi với nhiều màu sắc để tạo sự thu hút và tính thẩm mỹ cao.
Tuy nhiên, nó cũng có một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý chất liệu Aluminium sau khi đã tạo hình sẽ được cố định hoàn hảo, điều này đem đến độ bền rất cao cho sản phẩm nhưng cũng nảy sinh nhược điểm là làm bảng hiệu Alu không thể tái chế được. Các thiết kế chữ nổi trên bảng Alu sẽ không thể thay đổi nếu bạn có nhu cầu chỉnh sửa và chúng buộc phải làm mới lại từ đầu.
Chất liệu Mica làm bảng nha khoa
Mica được lựa chọn nhiều một phần vì giá thành khá rẻ. Mica thường có hai loại là mica Đài Loan và mica Trung Quốc với độ bền tương ứng với giá thành khác nhau. Với ưu điểm là có độ bóng tốt, bề mặt phẳng và độ dẻo và khả năng chịu nhiệt tốt, Mica dễ dàng gia công hơn những chất liệu khác.
Hơn nữa, mica cũng là một vật liệu đa dạng về màu sắc được sử dụng nhiều để làm các bảng hiệu quảng cáo chữ nổi, hộp đèn độc đáo, thích hợp nhất với lĩnh vực kinh doanh.
Một số những hạn chế của bảng hiệu được làm từ chất liệu Mica là bề mặt dễ xước, vì vậy diện mạo sẽ kém tươi theo thời gian, nhưng cũng không phải là điều đáng ngại, cần thiết bạn có thể thay mới.
Làm bảng hiệu bằng đèn led
Tạo hiệu ứng, giúp cho bảng hiệu phòng khám nha khoa trở nên nổi bật và ấn tượng hơn, có thể thu hút sự chú ý ở khoảng cách xa hơn, đèn led có hiệu quả phát sáng cao và còn có khả tiết kiệm điện năng hơn các loại đèn phát sáng khác. Kích thước đèn nhỏ với nhiều màu sắc khác nhau sẽ tạo nên tính thẩm mỹ cao cho bảng hiệu quảng cáo. Điều đặc biệt là tuổi thọ của đèn led rất cao, có thể điều chỉnh độ sáng tối theo ý muốn của bạn.
Tuy nhiên, bên cạnh có tuổi thọ rất cao cũng đi kèm với một số hạn chế khác như khi hư hỏng sửa chữa khá tốn chi và phí và mất nhiều thời gian, thêm một điểm trừ nữa là bay màu rất nhanh, làm cho bảng hiệu kém thẩm mỹ, vì thế đặt bảng hiệu loại này ở những nơi khô ráo, tránh mưa, nắng sẽ ổn hơn nhiều.
Bảng hiệu bằng bạt Hiflex
Bạt Hiflex cũng được sử dụng làm bảng hiệu nha khoa vì tính tiện dụng của nó. Tuy nhiên đây là chất liệu rẻ, dễ dàng thay thế và lắp đặt.
Nhưng độ bền của bảng quảng cáo in bạt Hiflex cũng không quá cao, nếu để ở ngoài trời trong một thời gian dài bảng sẽ bị mục và rách, và so với những chất liệu khác, bảng hiệu làm từ bạt Hiflex ít nổi bật hơn hẳn.
Nhìn chung những chất liệu điều có những ưu, nhược điểm riêng tùy vào nhu cầu mà bạn đưa ra lựa chọn về chất liệu phù hợp làm bảng hiệu cho phòng khám nha khoa của mình nhé.
Quy định chung về bảng hiệu phòng khám
Về nội dung bảng hiệu
Biển hiệu của phòng khám được quy định như sau:
Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 109/2016/NĐ-CP thì nội dung biển hiệu của phòng khám phải có các thông tin như sau:
– Tên đầy đủ của cơ sở, số giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được cấp;
– Địa chỉ của cơ sở ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; số điện thoại đăng ký của phòng khám;
– Thời gian làm việc hằng ngày của phòng khám.
Sau khi được cấp giấy phép hoạt động thì phòng khám phải có biển hiệu, không sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ trên biển hiệu và thực hiện treo theo đúng quy cách quy định.
Kích thước bảng hiệu nha khoa
Theo quy định tại Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 đối với loại hình tổ chức kinh doanh như sau:
– Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
– Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
Đặc biệt, biển hiệu không được che mất không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
Treo biển hiệu phòng khám nha khoa
Đối với các phòng khám hay các loại hình cơ sở khám, chữa bệnh khác đang thực hiện xin giấy phép hoạt động sẽ phải treo biển hiệu trước khi được cấp phép hoạt động. Mục đích của yêu cầu này chính là để khi đoàn thẩm định của Sở Y tế đến thẩm định cơ sở sẽ kiểm tra cả về việc treo biển hiệu xem có thực hiện đúng hay không và sau khi được cấp phép thì cơ sở sẽ bổ sung thông tin về giấy phép lên biển hiệu của cơ sở mình.
Lưu ý trong việc thiết kế bảng quảng cáo răng hàm mặt
Thiết kế bảng hiệu nha khoa nên dựa vào đối tượng khách hàng mục tiêu: Phòng khám của bạn chú trọng đến nhóm khách hàng bình dân, cao cấp, hay trẻ em,...thì sẽ lựa chọn phong cách thiết kế bảng hiệu nha khoa không giống nhau. Chẳng hạn như đối với khách hàng bình dân, phong cách cần đơn giản và thể hiện được những dịch vụ của phòng khám nha khoa là được. Đối với khách hàng cao cấp, bảng hiệu thu hút được họ cần có sự cầu kỳ mang phong cách hiện đại và sáng trọng, thường đi chung với tông vàng và trắng. Đối với khách hàng trẻ em, bảng hiệu cần có sự trẻ trung và dí dỏm.
Vị trí đặt bảng hiệu: phải phù hợp với tầm nhìn của khách hàng, không quá cao hoặc quá thấp và đặt để ở vị trí quá nhiều vật cản gây mất tầm nhìn. Nếu phòng khám của bạn nằm khuất trong con hẻm, bạn có thể thiết kế biển quảng cáo răng hàm mặt đặt ở vị trí đầu hẻm và kèm chỉ dẫn vị trí chính xác của phòng khám để khách hàng dễ dàng tìm kiếm hơn.
Nội dung và màu sắc: cần hài hòa dễ dàng nhìn thấy, cho dù chỉ là thoáng qua khách hàng cũng có thể hình dung được đây là “phòng khám nha khoa”.
Chọn font chữ: rõ ràng không nên quá cách điệu sẽ rất khó mà đọc được những thông tin mà phòng khám của bạn muốn truyền tải.
Đảm bảo thiết kế: phải có sự hài hòa về màu sắc, rõ nét về hình ảnh, nội dung truyền tải rõ ràng mạch lạc trách gây nhầm lẫn cho người xem.
Thông tin ghi trên bảng hiệu: cũng rất quan trọng, ngoài tên phòng khám còn có địa chỉ, bác sĩ thực hiện và những vấn đề liên quan khác.
>>> Đừng bỏ lỡ: Cách thiết kế phòng khám nha khoa giúp nâng cao trải nghiệm cho bệnh nhân <<<
Kết luận,
Với những chia sẻ trong việc thiết kế bảng hiệu nha khoa đẹp của TDental hy vọng bạn sẽ có cho mình những thông tin hữu ích trong việc lựa chọn các phong cách thiết kế cũng như chất liệu làm bảng hiệu nha khoa, thu hút hiệu quả lớn khách hàng cho phòng khám. Cuối cùng chúc bạn kinh doanh hồng phát nhé!