Nội dung:
- 1. Vai trò của sức khỏe răng miệng đối với sức khỏe toàn thân
-
2. Cảnh báo sức khỏe răng miệng báo hiệu các bệnh lý toàn thân có thể gặp phải
- 2.1 1. Viêm nướu răng báo hiệu bệnh tim mạch
- 2.2 2. Chảy máu chân răng báo hiệu cơ thể đang suy yếu
- 2.3 3. Viêm nha chu ảnh hưởng đến hệ thần kinh
- 2.4 4. Răng có vết nứt liên quan đến bệnh dạ dày
- 2.5 5. Miệng bị lở loét khả năng mắc bệnh ung thư miệng nguy hiểm
- 2.6 6. Hôi miệng báo hiệu các bệnh nguy hiểm
- 3. Chăm sóc sức khỏe răng miệng tại nhà đúng cách
Theo như nghiên cứu của các chuyên gia, những gì biểu hiện ở răng miệng có thể trực tiếp phản ánh những gì đang xảy ra ở các cơ quan khác trong cơ thể từ tim mạch, dạ dày đến não bộ,... Dưới đây TDental sẽ cung cấp cho các bạn một số dấu hiệu cảnh bảo sức khỏe răng miệng tác động đến sức khỏe cơ thể như thế nào.
Vai trò của sức khỏe răng miệng đối với sức khỏe toàn thân
Tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng đối với mỗi người là rất lớn. Răng miệng là bộ phận đầu tiên trong hệ thống tiêu hóa. Đảm nhận vai trò nghiện thức ăn của cơ thể, làm quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Nếu răng miệng có vấn đề sẽ không ăn uống được, biếng ăn và nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát.
Trong miệng vốn có rất nhiều vi khuẩn. Đây là điều bình thường vì đa phần các vi khuẩn đều vô hại. Chỉ khi bạn vệ sinh răng miệng không sạch mới phát sinh những vấn đề sức khỏe. Vi khuẩn trong miệng có thể sinh sôi phát triển kết hợp với đường trong thực phẩm tạo thành axit. Axit này tấn công làm sâu răng, viêm nướu , viêm nha chu nếu không kiểm soát tốt sẽ sẽ gây ra viêm nhiễm và hình thành các vấn đề sức khỏe liên quan.
Cảnh báo sức khỏe răng miệng báo hiệu các bệnh lý toàn thân có thể gặp phải
1. Viêm nướu răng báo hiệu bệnh tim mạch
Nếu bạn gặp phải tình trạng này thì có thể cơ thể bạn đang báo động tình trạng tim mạch không được tốt. Các vi khuẩn ở miệng có thể dễ dàng xâm nhập vào các mạch máu tạo nên những mảng bám. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và chúng có thể lưu thông theo máu đến khắp cơ thể.
Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào các vết loét, viêm của nướu răng để vào máu làm cho các động mạch tích tụ các mảng bám. Chúng bám chặt vào thành mạch làm cho hệ miễn dịch khó phát hiện vào tiêu diệt. Những mảng bám này sẽ cứng lại gây ra xơ vữa động mạch, làm tắc nghẽn và có thể dẫn đến đột quỵ.
2. Chảy máu chân răng báo hiệu cơ thể đang suy yếu
Chảy máu chân răng là do cơ thể suy nhược, thiếu vitamin như K và C, và thiếu máu. Nếu bạn chảy máu chân răng thường xuyên thì bạn nên đến nha sĩ để khám và xét nghiệm xem bạn có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tiểu đường, tim mạch hay các vấn đề về hô hấp không.
Ngoài ra, chảy máu chân răng còn do nội tiết tố thay đổi, tình trạng xuất hiện nhiều ở phụ nữ. rong thời gian kinh nguyệt, chị em phụ nữ nên hạn chế việc khám hay nhổ răng vì trong những ngày này sự cân bằng nội tiết tố thay đổi nhiều sẽ làm nướu rất nhạy cảm và răng dễ bị tổn thương.
3. Viêm nha chu ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Đây là một trong những bệnh về răng miệng nguy hiểm. Viêm nha chu xuất hiện là do tình trạng vệ sinh răng miệng kém, làm mảng bám và viêm khuẩn tích tụ lâu dần dẫn đến hình thành các ổ viêm. Các vi khuẩn này ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ.
Vi khuẩn trong miệng lan truyền đến hệ thần kinh và đi vào màu. Đồng thời, các ổ viêm nha chu này tiết ra các chất có thể tiêu diệt các tế bào não gây ra bệnh mất trí nhớ, thậm chí gây ra bệnh alzheimer nguy hiểm.
4. Răng có vết nứt liên quan đến bệnh dạ dày
Răng có nhiều vết nứt là do trong lúc ngủ axit trong dạ dày trào ngược lên miệng. Khi răng ngập trong axit và có độ pH thấp sẽ dẫn đến tình trạng men răng bị xói mòn.
Để phòng ngừa bệnh trào ngược này thì bạn nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,... Đồng thời, nên tránh các lực lên vùng bụng.
5. Miệng bị lở loét khả năng mắc bệnh ung thư miệng nguy hiểm
Khi phát hiện nhiều vết loét sưng to trong miệng kéo dài khoảng 3 tuần bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra và chẩn đoán sớm. Tình trạng này có thể là do vi rút HPV xâm nhập vào miệng. Đây là vi rút có khả năng gây ung thư miệng rất cao.
Để ngăn ngừa việc lây lan của vi rút bạn nên chăm sóc tốt và kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên.
6. Hôi miệng báo hiệu các bệnh nguy hiểm
Mặc dù bạn đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám nhưng mùi hôi miệng của bạn vẫn xuất hiện. Điều này có thể là do các vấn đề bất ổn bên trong dạ dày của bạn.
Nguyên nhây này có thể là do tình trạng phát triển quá mức của vi khuẩn bên trong dạ dày tạo thành mùi hôi và xọc lên miệng. Ngoài ra, hôi cũng có thể là do các bệnh bệnh tiểu đường, gan hoặc thận gây ra do sự mất cân bằng của vi khuẩn trong cơ thể, các vi khuẩn có hại sẽ mạnh hơn các vi khuẩn có lợi.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng tại nhà đúng cách
Chăm sóc sức khỏe răng miệng là việc làm rất cần thiết ở mỗi người. Tuy nhiên đa phần mọi người đều chăm sóc răng miệng chưa đúng cách. Những sai lầm trong cách chăm sóc không chỉ làm các vấn đề răng miệng trở nên nghiêm trọng hơn mà còn dễ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác.
Để có được một hàm răng khỏe mạnh ngừa được các bệnh về sức khỏe liên quan, bạn cần có quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách và lâu dài như sau:
Đánh răng thường xuyên
Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Đặc biệt, việc vệ sinh răng miệng trước khi ngủ sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn và mảng bám trên răng trong suốt một ngày dài.
Chải răng đúng cách
Bàn chải đánh răng đặt sát răng theo góc 45 độ. Di chuyển bàn chải lên theo hình tròn từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài và từ trên mép răng. Đánh răng mỗi lần khoảng 2 phút.
Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng
Làm sạch các mảng bám trên kẽ răng bằng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm tre. Dùng chỉ nha khoa nhẹ nhàng lấy các mẩu thức ăn nhỏ tránh làm tổn thương đến nướu. Điều này sẽ giúp ra sạch hoàn toàn có thể tránh được tình trạng viêm nướu, và những vấn đề về răng miệng khác.
Dùng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý súc miệng sau khi ăn để loại bỏ các mảng bám thức ăn thừa.
Uống nhiều nước.
Nước đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe tổng quát và sức khỏe răng miệng của chúng ta. Bạn có thể uống nước sau bữa ăn, giúp đẩy lùi các tác động từ thực phẩm và đồ uống có tính axit.
Ăn những thực phẩm lạnh mạnh.
Hạn chế thuốc lá, rượu bia,..
Khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần.
Trên đây là những chia sẻ của Phần mềm nha khoa TDental về cảnh báo sức khỏe răng miệng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát. Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần thường xuyên chăm sóc răng miệng đúng cách và thăm khám nha khoa định kỳ để được tư vấn sức khỏe răng miệng chính xác nhằm có một hàm răng chắc khỏe cũng như một sức khỏe cường tráng.