Quản lý phòng khám

Chia sẻ với bạn những kinh nghiệm về quản lý phòng khám nha khoa hiệu quả nhất

Kinh Nghiệm Quản Lý Phòng Khám Nha Khoa Hiệu Quả

Để phòng khám nha khoa được hoạt động hiệu quả, đòi hỏi người quản lý nha khoa không những có chuyên môn chuyên ngành răng-hàm-mặt, mà còn phải biết cách quản lý phòng khám nha khoa. Dưới đây là những kinh nghiệm quản lý phòng khám nha khoa hiệu quả mà các chủ phòng khám nên học hỏi để khắc phục những khó khăn thường hay gặp phải.

Những khó khăn khi quản lý phòng khám nha khoa

Những khó khăn khi quản lý phòng khám nha khoa

Các thành viên không thực hiện đúng nhiệm vụ 

Mỗi nhân viên trong phòng khám đều được phân chia nhiệm vụ đúng với chuyên môn của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng tuân thủ đúng quy định và hoàn thành đúng trách nhiệm của mình. Trốn tránh trách nhiệm, đùn đẩy công việc, vượt quyền,... là những việc tiêu cực thường xuyên xảy ra trong phòng khám nha khoa. Nếu như, người quản lý không có kinh nghiệm quản lý nhân viên, dẫn đến chất lượng công việc giảm suốt và gây nên những hậu quả khôn lường.

Quản lý vật tư y tế

Các trang thiết bị, dụng cụ y tế nha khoa không đảm bảo

- Các trang thiết bị, dụng cụ y tế trong phòng khám nha khoa sẽ đặc biệt hơn so với các phòng khám bệnh khác. Nếu không được chuẩn bị sẵn thì quá trình thực hiện điều trị sẽ bị ngắt quãng, tốn thời gian và chất lượng điều trị không được đảm bảo.

- Do đặc tính bệnh về răng của mỗi người khác nhau nên các vật tư y tế như: răng, bộ niềng,... đều sẽ được nhập sau khi khám, chẩn đoán cho khách hàng. Quá trình này khá tốn thời gian chờ đợi của khách hàng. 

Quản lý khách hàng

- Nhu cầu khám chữa, làm đẹp về răng hàm của con người ngày càng tăng cao nên việc thực hiện khám chữa bệnh ngày càng nhiều. Dẫn đến việc quản lý, theo dõi khách hàng ngày càng khó khăn hơn cho nhân viên phòng khám.

- Quá trình trị liệu về răng cũng phải trải qua nhiều giai đoạn mới hoàn thiện, việc xảy ra sai sót trong quá trình trị liệu cho bệnh nhân là điều không thể tránh khỏi. 

Kinh nghiệm quản lý phòng khám nha khoa

Kinh nghiệm quản lý phòng khám nha khoa

Đồng nhất quan điểm giữa các đồng nghiệp

- Cần có sự thống nhất giữa các bác sĩ nha khoa, các phụ tá với nhau trong việc lựa chọn liệu trình điều trị. Tất cả các nhân viên phòng khám nha khoa đều phải được đào tạo, đảm bảo hiểu rõ và đồng nhất những thông tin lâm sàng cơ bản để cung cấp khi bệnh nhân yêu cầu. Điều này giúp chuẩn hóa trải nghiệm của bệnh nhân từ lúc họ yêu cầu điều trị đến lúc đặt lịch hẹn, khám lâm sàng, điều trị và chăm sóc liên tục.

- Điều trị cấy ghép nha khoa là phương thức điều trị khá tốn kém về thời gian và tiền bạc của bệnh nhân. Các nhân viên trong phòng khám phải tư vấn một cách chuyên nghiệp về quy trình điều trị với khách hàng. Điều này giúp tăng thêm sự tin tưởng, niềm tin cho khách hàng khi được tư vấn.

- Để tránh việc nhân viên vượt quyền, trốn tránh trách nhiệm, đùn đẩy công việc cho nhau,... dẫn đến công việc hoàn thành không được chất lượng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của phòng khám. Chủ phòng khám cần có những kỹ năng quản lý nhân viên một cách phù hợp, để phòng khám đi vào hoạt động một cách thuận lợi hơn.

 >>> Tham khảo Kỹ năng quản lý nhân viên phòng khám nha khoa hiệu quả.

Quản lý khách hàng nha khoa

Để quản lý tốt phòng khám nha khoa, trước hết bạn phải quản lý tốt bệnh nhân của mình. Khách hàng là yếu tố quan trọng trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào. Nếu không có hình thức quản lý bệnh nhân hiệu quả thì khả năng mất khách rất cao.

>>>Tham khảo cách quản lý bệnh nhân phòng khám nha khoa bằng phần mềm thông minh.  

Tiếp nhận, cải thiện đánh giá từ bệnh nhân nha khoa

Tiếp nhận, cải thiện đánh giá từ bệnh nhân nha khoa

- Bệnh nhân là người trải nghiệm dịch vụ tại phòng khám, chính họ mới có những đánh giá khách quan về chất lượng dịch vụ. Vì vậy, các thành viên trong phòng khám phải có trách nhiệm quan tâm, thăm hỏi bệnh nhân về độ hài lòng cũng như chất lượng dịch vụ của phòng khám để có những cải thiện tốt hơn.

- Phần lớn, bệnh nhân thường tin tưởng người khác đánh giá hơn là những mẹo tiếp thị của chính cơ sở nha khoa. Bệnh nhân khi đến với phòng khám một phần là được giới thiệu từ người quen. Vậy nên, tận dụng những đánh giá tích cực của bệnh nhân để phát triển phòng khám là cần thiết.

- Bên cạnh đó, các trang mạng xã hội của phòng khám như website, fanpage facebook, youtube cũng cần cung cấp thêm nhiều thông tin để hỗ trợ mọi thắc mắc của khách hàng.

Người đồng hành cùng bác sĩ nha khoa

- Đa phần các chủ phòng khám đều là bác sĩ trưởng khoa, bác sĩ giỏi về chuyên môn nhưng lại không có kinh nghiệm về kinh doanh, cách quản lý phòng khám. Nên phòng khám cần có ít nhất một người có kinh nghiệm quản lý phòng khám, có kiến thức về các bộ luật liên quan đến việc mở phòng khám nha khoa để mọi hoạt động trong phòng khám được diễn ra một cách suôn sẻ.

- Khi có người phụ quản lý phòng khám, chủ phòng khám nha khoa sẽ có nhiều thời gian tập trung vào chuyên môn của mình hơn.

Sử dụng phần mềm quản lý phòng khám nha khoa

Sử dụng phần mềm quản lý phòng khám nha khoa

Thật đơn giản trong việc quản lý phòng khám khi bạn sử dụng phần mềm quản lý nha khoa. Với những tính năng ưu việt, phần mềm giúp tối ưu các quy trình quản lý tại phòng khám một cách đơn giản và hiệu quả. Là chủ phòng khám hãy chọn cho mình một công cụ hỗ trợ quản lý phòng khám phù hợp để làm cánh tay đắc lực cho mình trong việc kinh doanh phòng khám nha khoa.

  >>> Tham khảo Phần mềm quản lý phòng khám nha khoa được 90% phòng khám nha khoa tin dùng. 

 Kết luận:

Những kinh nghiệm quản lý phòng khám nha khoa được chia sẻ đầy đủ ở bài viết trên, hy vọng sẽ giúp cải thiện được những khó khăn mà bạn đang gặp phải. Hãy sáng suốt trong cách quản lý phòng khám của mình, biết tiếp nhận và thay đổi để bản thân, tập thể để việc kinh doanh phát triển hơn. Chúc bạn thành công!



Chuyên mục: Quản lý phòng khám

Đánh giá bài viết:

Bài viết liên quan