Chia sẻ

Chia sẻ với bạn những kinh nghiệm về quản lý phòng khám nha khoa hiệu quả nhất

Tất tần tật các bệnh về răng miệng và cách chữa trị hiệu quả

Các vấn đề răng miệng luôn khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và phiền toái. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều có thể dễ dàng giải quyết. Bài viết sau đây, TDental sẽ bật mí với các bạn một số dấu hiệu, nguyên nhân của các bệnh về răng miệng và cách chữa trị hiệu quả.

Bệnh sâu răng

sâu răng - bệnh răng miệng nguy hiểm thường gặp

Sâu răng là bệnh răng miệng phổ biến nhất trên thế giới trong đó có nước ta. Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em do vệ sinh răng không tốt, ăn uống nhiều thực phẩm có đường,... 

Triệu chứng

Sâu ra là tổn thương do mất tổ chức của răng khi ăn thức ăn bám vào khiến vi khuẩn sinh sôi. Trên răng sẽ xuất hiện những lỗ nhỏ màu đen, có thể có mủ xung quanh, sưng nướu, chảy máu răng và hơi thở có mùi hôi...  

Sâu răng gây ra đau răng, đau nhói khi ăn hoặc uống đồ nóng lạnh, đau khi nhai,... Các biến chứng nguy hiểm của sâu răng bao gồm áp xe răng, thậm chí là mất răng.

Cách chữa trị sâu răng hiện nay

  • Trám răng: sử dụng vật liệu nha khoa lấp đầy lỗ hỏng do sâu răng gây ra, khôi phục và bảo vệ cấu trúc cũ.

  • Bọc răng sứ: trong trường hợp sâu răng quá nặng, răng bị phá hủy gần như hoàn toàn, tủy răng cũng bị ảnh hưởng thì bác sĩ nha khoa sẽ xử lý chỗ răng sâu, vệ sinh, tiến hành mài cùi răng và bọc răng sứ bên ngoài. 

  • Nhổ răng. Nếu răng sâu nghiêm trọng đến mức không thể phục hồi được thì phải loại bỏ.

Răng khôn

bệnh nguy hiểm về răng khôn

Biến chứng nguy hiểm của răng khôn

Phần lớn chúng ta đều có răng khôn ngầm. Răng khôn gây ra các biến vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến răng bên cạnh, gây ra sâu răng, các bệnh về nướu, viêm nướu, phá hủy các răng kế cận, thậm chí có thể gây nhiễm trùng nếu không chữa trị kịp thời.

Cách giảm đau răng khôn tại nhà hiệu quả

  • Sử dụng thuốc giảm đau

  • Chườm nước đá

  • Súc miệng với nước muối

  • Dùng dầu đinh hương nhỏ trực tiếp vào hốc răng hoặc đun sôi đinh hương tươi làm dung dịch giảm đau nướu.

  • Giảm đau bằng hỗn hợp tỏi gừng nghiền nát cho vào nướu răng.

Nứt răng, gãy chân răng

Thỉnh thoảng, bạn phát hiện một vài chiếc răng bị nứt mà bạn không rõ lý do. Tùy thuộc vào tình trạng của răng mà nha sĩ sẽ đưa ra cho bạn các hướng điều trị khác nhau.

  • Trám răng trong trường hợp răng nứt ít

  • Trong trường hợp răng bạn là răng nhạy cảm, nếu đường nứt lan đến gần viền nướu thì nha sĩ sĩ lấy tủy rồi trám lại.

  • Nếu đường nứt răng quá sâu, bạn sẽ phải loại bỏ chiếc răng này.

Chảy máu chân răng

chảy máu chân răng - bệnh răng miệng thường gặp

Là bệnh về răng miệng thường gặp hay được gọi chung là chảy máu lợi. Xuất hiện ở nhiều đối tượng và rất phổ biến. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều bệnh răng miệng nặng hơn.

Nguyên nhân gây bệnh chảy máu chân răng 

  • Sử dụng bàn chải cứng là tổn thương răng nướu.

  • Là dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm nướu.

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.

  • Thói quan đánh răng quá mạnh hoặc không vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu chất, thiếu protein và vitamin C.

  • Hút thuốc lá

Cách chữa trị chảy máu chân răng hiệu quả tại nhà

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách

  • Bổ sung các loại trái cây chứa vitamin C

  • Không hút thuốc lá

  • Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần

Bệnh viêm nướu

dấu hiệu bệnh viêm nướu

Là một bệnh lý về răng miệng thường gặp và là một dạng nhẹ của viêm nha chu. Nguyên nhân của bệnh là do cao răng và các mảng bám của thức ăn còn sót lại trên nướu do không vệ sinh răng miệng sạch sẽ; hoặc do hút thuốc, giảm miễn dịch, thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ mang thai.

Dưới đây là một số cách chữa trị viêm nướu tại nhà đơn giản và hiệu quả:

  • Sử dụng nước muối súc miệng hàng ngày.

  • Dùng túi trà đặt lên vùng nướu bị sưng trong khoảng 5- 10 phút để giảm sưng.

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để ngừa tình trạng khô miệng.

Bệnh viêm nha chu

bệnh viêm nha chu

Bệnh viêm nha chu là một trong các bệnh về răng miệng nguy hiểm có nguy cơ mất răng cao. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nhai của răng, Viêm nha chu lâu ngày có thể dẫn đến đau nhức dữ dội, hôi miệng, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân là do vệ sinh răng miệng kém, không làm sạch các mảng bám ở kẽ răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, hút nhiều thuốc, mắc các bệnh như tiểu đường là hệ miễn dịch kém,...

Cách điều trị bệnh viêm nha chu hiệu quả

  • Trong giai đoạn bệnh nhẹ, có thể trị bằng cách cạo sạch vôi răng để loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn.

  • Nếu bệnh hình thành các túi nha chu, nha sĩ sẽ chỉ định trám tủy để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.

  • Tình trạng nặng hơn, sẽ phải nhổ răng để tránh ảnh hưởng răng xung quanh.

Hôi miệng

hôi miệng

Hôi miệng thường gặp ở nhiều người, bệnh tuy không nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, làm người bệnh ngại giao tiếp.

Hôi miệng nguyên nhân do đâu?

  • Do tiêu hóa. Mùi hôi do thực phẩm bạn ăn vào có mùi như hành, tỏi, mắm,... Thức ăn tiêu hóa sẽ thẩm thấu vào máu rồi di chuyển đến phổi đẩy ra ngoài kèm theo mùi.

  • Do mắc bệnh phổi hoặc xoang. Viêm xoang, viêm phế quản hoặc các bệnh liên quan đường hô hấp đều có thể gây ra hôi miệng.

  • Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến gây ra hôi miệng.

  • Khô miệng. Lượng nước bọt tiết ra không đủ sẽ không làm sạch răng, mô, không cân bằng được các chất trong khoang miệng làm tăng mùi hôi miệng.

Cách điều trị hiệu quả

  • Duy trì vệ sinh răng miệng hàng ngày.

  • Súc miệng bằng nước muối.

  • Uống nhiều nước.

  • Hạn chế ăn các thực phẩm có mùi.

Lở loét miệng

Loét miệng gây ra nhiều phiền toái và cảm giác khó chịu cho bạn. Trừ những trường hợp loét kéo dài hơn 2 tuần thường thì chúng sẽ tự biến mất. 

Loại loét miệng phổ biến là loét áp tơ, xảy ra bên trong miệng. Trường hợp này không có lây nhiễm. Nguyên nhân của bệnh là do ăn thực phẩm cay nóng, thay đổi nội tiết tố, răng cắn vào má gây chảy máu, ăn uống thiếu chất,...

Loét miệng do virus Herpes simplex gây ra thường xuất hiện ở rìa ngoài của môi. Bệnh dễ lây lan và sẽ hết triệu chứng sau 14 ngày nhưng không khỏi hoàn toàn. 

Loét miệng do nhiễm nấm men, nấm candida ở miệng. Đây là bệnh về răng miệng ở trẻ em thường gặp nhất, ngoài ra còn xuất hiện ở những người đeo hàm giả, người mắc bệnh tiểu đường và người đang trong quá trình điều trị ung thu.

Cách làm giảm đau khi bị loét miệng

  • Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc baking soda.

  • Chườm đá lạnh để làm dịu vết loét.

  • Tăng cường các loại thực phẩm hoặc viên uống chứa vitamin B.

  • Ăn sữa chua cũng rất tốt cho việc sớm chữa khỏi nhiệt miệng.

  • Không ăn các loại thực phẩm cay nóng để tránh gây kích thích các vết loét gây đau đớn.

Ung thư vùng miệng

ung thư vùng miệng

Đây là bệnh răng miệng nguy hiểm nhất. Số trường hợp mắc ung thư miệng tăng lên qua mỗi năm. Cách tốt nhất để sớm phát hiện bệnh là phải thường xuyên đến kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần. Vì ung thư miệng hiện không có dấu hiệu nào rõ ràng ở giai đoạn đầu. Hiện nay, việc điều trị ung thư miệng là phẫu thuật và kết hợp với xạ trị, hóa trị.

Hầu hết các bệnh về răng miệng đều có thể ngăn ngừa nếu bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt và đúng cách. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu thêm về các bệnh răng miệng và cách chữa trị hiệu quả. Tốt nhất là khi phát hiện vấn đề bất thường về bạn cần thăm khám nha sĩ ngay lập tức để được khám và điều trị phù hợp.

Các biện pháp phòng bệnh về răng miệng hiệu quả

biện pháp phòng bệnh về răng miệng hiệu quả

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.

  • Sử dụng bàn chải lông mềm, đánh răng đúng cách để tránh tổn thương răng, nướu.

  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn ở kẽ răng.

  • Dùng nước muối sinh lý súc miệng sau mỗi bữa ăn để sát khuẩn và loại bỏ mảng bám thức ăn trên răng nướu.

  • Uống nhiều nước để hạn chế tình trạng khô miệng.

  • Hạn chế ăn uống các loại thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt... không sử dụng các chất kích thích, không hút thuốc. 

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C như rau xanh, cam,... 

  • Thường xuyên khám răng định kỳ mỗi 6 tháng/lần.

>>>> >> Thường được xem thêm: Bạn đang nghĩ mình vệ sinh răng miệng đúng cho đến khi đọc bài này.

Nhận biết sớm những dấu hiệu bệnh về răng miệng là giúp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Khi phát hiện các vấn đề bất thường của răng miệng bạn nên chủ động đến địa chỉ nha khoa uy tín để khám và điều trị đúng cách. Hy vọng với những thông tin mà mình chia sẻ ở trên có thể giúp ích và góp phần làm nên nụ cười trắng sáng tự tin của bạn.

Chuyên mục: Chia sẻ

Đánh giá bài viết:

Bài viết liên quan